Bệnh FIP ở mèo – có đáng sợ hay không?

Bệnh fip ở mèo là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm do virus Coronavirus gây ra. Tuy nhiên corona ở đây không phải là Covid – 19 bạn nhé! Mèo bị mắc bệnh Fip thường sẽ các các triệu chứng rõ rệt như nôn mửa, lờ đờ, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, biếng ăn. Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi, việc chủ nhân cần làm chính là ngăn chặn sự lây lan của nó mà thôi. Vậy nên khi các bé cưng mắc phải căn bệnh này, chủ nhân nào cũng đặc biệt lo lắng hoang mang không biết nên làm gì. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như nguyên nhân, cách phòng tránh, vậy thì hãy cùng Blogpet.vn tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Hiểu rõ hơn về bệnh FIP ở mèo

Hiểu rõ hơn về căn bệnh fip ở mèo

Bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo (FIP) là một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cho các bé mèo lớn và mèo con. FIP thông thường xảy ra ở cả mèo hoặc mèo con với một tỷ lệ rất nhỏ, căn bệnh này là do một loại virus khá phổ biến, có tên gọi là virus corona ở mèo gây nên. Đây được xem là một căn bệnh khá ít xuất hiện ở mèo, nhưng khi bé mèo lỡ mắc phải loại virus này thì tỷ lệ tử vong lên tới 98%.

Vi-rút corona ở mèo là gì?

Vi-rút corona ở mèo là một loại vi-rút lây nhiễm cho các bé mèo khi chúng lỡ tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh.

Quá trình lây nhiễm này có thể xảy ra khi những em mèo chải lông cho nhau. Ngoài ra cũng có thể là khi các bé mèo dùng chung bát đựng thức ăn, khay vệ sinh hoặc dụng cụ cắt tỉa lông móng.

Vậy, FIP có yếu tố di truyền không? Một em mèo sinh con mà mắc phải bệnh FIP thì cũng có khả năng lây căn bệnh FIP cho chú mèo con. Tuy nhiên thì đây là một số trường hợp khá hiếm hoi.

Virus corona ở em mèo gây viêm màng bụng truyền nhiễm theo cơ chế như thế nào?

Có hai loại virus corona chính ở các em mèo gây bệnh cho mèo lớn và mèo con. Tuy nhiên, bạn nên yên tâm vì loại virus này chỉ gây ảnh hưởng đến mèo chứ không gây hại đến động vật khác kể cả con người. Virus FCoV thường gặp đó chính là :

  • Virus Corona đường ruột (FEC Virus): gây nhiễm trùng ruột của mèo
  • Virus viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIP): đây là một loại virus khá nghiêm trọng khi virus FEC biến đổi thành, một khi đã biến đổi thành FIP thì căn bệnh này sẽ ngày càng nguy hiểm và rất hiếm khi có thể cứu chữa được.

Virus corona “đường ruột” chủ yếu thường chỉ tồn tại trong ruột của bé. Loại virus này sinh sôi nảy nở và có thể gây nên bệnh tiêu chảy – tình trạng này cực kỳ dễ xảy ra ở những bé mèo con, đặc biệt là khi bé mèo con sống chung đàn với cả những em mèo khác.

Bất kỳ bé mèo nào mang Coronavirus đều có nguy cơ phát triển bệnh Fip. Tuy nhiên, nếu em mèo có hệ miễn dịch yếu thì sẽ có nhiều khả năng phát triển bệnh hơn. Kể cả bé mèo con, mèo đã bị nhiễm virus bệnh bạch cầu mèo ( FeLV ).

Loại virus có tên corona gây bệnh FIP hiện nay được coi là một dạng đột biến của virus corona đường ruột. Nhiều nhà khoa học cho tới nay vẫn chưa thể lý giải được bằng cách nào mà loại virus corona có vẻ tương đối lành tính này lại chuyển thành FIP gây tử vong vô cùng nguy hiểm như vậy.

Nguyên nhân căn bệnh fip ở mèo

Căn bệnh viêm phúc mạc ở các em mèo có tên khoa học là Feline Infectious Peritonitis, thường viết tắt là Fip. Đây chính là một bệnh lý có thể nói là nguy hiểm do virus Coronavirus gây ra. Bệnh Fip không thể chữa khỏi, tuy nhiên, những kiểm tra nhanh về căn bệnh cho phép bác sĩ phát hiện sớm căn bệnh để ngăn chặn kịp thời sự lây lan của nó.

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên bệnh Fip ở các em mèo, ta có thể kể đến như sau:

  • Mèo bị chủ nhân nuôi, nhốt trong điều kiện không thông thoáng, chật hẹp, số lượng mèo đông (ví dụ như các trại nuôi mèo, lò mổ) thì thường rất dễ mắc phải bệnh Fip
  • Mèo đang trong tình trạng khó chịu, stress, buồn bã (thường là lúc bé mới được nhận nuôi, di chuyển du lịch tới nơi ở lạ lẫm, triệt sản, sau khi phẫu thuật,…) thường dễ mắc bệnh Fip
  • Phân mèo cũng là nguồn lây bệnh chính của Fip đấy. Mèo mắc bệnh bắt đầu đào thải virus ra môi trường sau 1 tuần, sau đó các bé lại tiếp tục đào thải virus trong một vài tuần hoặc hàng tháng tiếp theo, có khi là cả đời. Bên cạnh đó, khi đi vệ sinh chung thau hay bắt đầu liếm láp nhau đều sẽ góp phần lây lan FIP rất cao.
  • Mèo bị Fip thường là dưới hai tuổi, tuy nhiên các bé mèo ở mọi độ tuổi khác nhau vẫn bị mắc phải bệnh này cho nên chủ nhân phải lưu ý kỹ nhé.
  • Bé mèo càng già sức đề kháng càng yếu thì khả năng bé bị lây nhiễm FIP từ những chú mèo khác là rất cao.
  • Không riêng gì các bé mèo con và mèo già, một khi những em mèo trưởng thành bị mắc quá nhiều bệnh cùng lúc, hệ miễn dịch trở nên yếu kém thì cũng có khả năng lây nhiễm FIP rất là cao.
  • Chất gây ô nhiễm trong không khí: Em mèo có thể hít phải các chất ô nhiễm trong không khí và nếu xui xẻo thì bé sẽ bị lây nhiễm một số chủng của Feline Corona.

Các triệu chứng của bệnh fip ở mèo

Các triệu chứng của căn bệnh này ở mèo

Hầu hết khi các em mèo bị nhiễm bệnh viêm phúc mạc lúc ban đầu sẽ không thể hiện bất cứ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp chú mèo có thể bị nôn mửa hoặc tiêu chảy vài ngày nhưng các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột thông thường.

Bệnh fip ở mèo có thể có một vài triệu chứng như sau: Thờ ơ, sụt cân, chán hoặc bỏ ăn thậm chí có thể bị sốt.

Và sau một khoảng thời gian, các triệu chứng khác mới dần dần xảy ra. Đây là thời điểm từ vài ngày đến vài tuần khi em mèo bắt đầu bị nhiễm bệnh. Thú cưng sẽ phát sinh 2 dạng biểu hiện như:

FIP ướt

Chất lỏng của virus sẽ bị tích tụ ở các khoang cơ thể của vật nuôi, có thể nằm ngay trong ổ bụng. Hậu quả chính là làm cho bụng của bé sưng lên hoặc khoang ngực sưng lên làm cho mèo bị khó thở. Chất lỏng tích tụ do virus gây ra sẽ có màu vàng, chính vì vậy chúng rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh như ung thư hay bệnh gan. Triệu chứng rõ ràng nhất ở bệnh fip ở mèo dạng ướt chính là:

  • Mèo bị thở gấp, khó thở
  • Kiểm tra nhiệt độ sẽ thấy bé bị sốt nhẹ (khoảng 39,50C)
  • Mèo bị biếng ăn và bắt đầu bị sụt cân.
  • Có dịch tích tụ tại xoang bụng khiến bụng em mèo phình to ra.
  • Vạch lông bé sẽ thấy da tái nhợt hoặc bị vàng da.

FIP khô

Trường hợp này sẽ gây những tổn thương viêm mãn tính phát triển xung quanh các mạch máu ở các cơ quan, thường thì những tổn thương này sẽ có khắp cơ thể của bé. Chúng ảnh hưởng tới khoảng 30% mắt và 30% não nên đặc biệt cực kỳ nghiêm trọng. Ngoài ra bệnh fip ở mèo dạng khô còn gây ảnh hưởng tới cả thận, gan, phổi của mèo. Triệu chứng rõ ràng nhất khi mèo mắc fip khô chính là: 

  • Mèo có thể bị viêm mống mắt, vàng da, tất cả hoặc 1 phần mống mắt của bé có màu nâu, chảy máu trong mắt
  • Các dấu hiệu liên quan tới hệ tiêu hóa vì các cơ quan nội tạng của bé lúc này đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng.
  • Dáng đi bắt đầu loạng choạng, không vững vì phần não của bé bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Viêm dạng hạt ở nhiều khí quan
  • Bé bị sốt nhẹ, kém ăn, sụt cân
  • Khoảng 25 – 35% mèo có triệu chứng thần kinh: mất kiểm soát cơ, mất điều hòa, tiếp theo rung giật nhãn cầu, sau đó co giật
  • Khi chủ nhân sờ nắn bụng bé có thể thấy các hạch bạch huyết màng treo ruột sưng
  • Bị tiêu chảy mãn tính

Bệnh FIP ở mèo có lây sang người không?

Có lẽ đây là câu hỏi mà khá nhiều chủ nhân đang thắc mắc. Mặc dù đều cùng là chủng coronavirus tuy nhiên chưa có trường hợp nào được công bố là căn bệnh này lây nhiễm từ mèo sang người nên các bạn hãy yên tâm nhé! Và theo như các nghiên cứu thú y trên thế giới thì căn bệnh FIP gần như không thể lây nhiễm sang con người được. Bằng chứng là, căn bệnh FIP đã xuất hiện từ rất nhiều năm trước nhưng chưa có ca nhiễm nào lây lan sang con người.

Chẩn đoán bệnh Fip ở mèo như thế nào?

Chẩn đoán căn bệnh Fip này ở mèo như thế nào?

Dưới đây là cách chẩn đoán căn bệnh fip cho các bé mèo của bạn.

Chẩn đoán theo lâm sàng

  • Nhiễm lần đầu: Hầu hết các trường hợp bé mèo bị nhiễm FCoV đều có dấu hiệu cận lâm sàng. Chú mèo con bị nhiễm FCoV thường có lịch sử bị tiêu chảy, đôi khi gầy, còi cọc và các biểu hiện ở đường hô hấp trên như bị chảy nước mũi và mắt, hắt hơi nhẹ.
  • Bệnh có tiết dịch (effusive disease): Những em mèo bị FIP thông thường sẽ có cổ trướng, bé mèo này có thể nhanh nhẹn hoặc chậm chạp, chán ăn hoặc bình thường. Bụng bị sưng có chất lỏng, sốt nhẹ (từ khoảng 39°C đến 39.5°C [102.2 ° F đến 103.1 ° F]), khó thở, thở gấp, giảm cân, bụng phình to, xanh xao hoặc vàng da có thể được ghi nhận.
  • Bệnh viêm mạch đa hệ thống: 2 dạng cơ bản của FIP có tính chất đặc trưng chính là ướt và khô như Blogpet.vn đã viết ở trên. Trong FIP ướt, nhiều mạch máu sẽ bị ảnh hưởng, tăng tiết dịch và các protein huyết tương vào các khoang của cơ thể. Trong FIP khô, các biểu hiện lâm sàng lại phụ thuộc vào cơ quan bị tấn công bởi viêm mạch do căn bệnh FIP. Các bé mèo trải qua nhiều năm sống trong môi trường 1 mình thì khá khó có thể bị căn bệnh FIP.
  • Tổn thương da: Các tổn thương liên quan đến da chính là nốt sần trên da của bé, có đường kính khoảng 2mm trên 2 chân trước, cổ và 2 bên cơ ngực.
  • Một số triệu chứng khác có biểu hiện rõ trên đường tiêu hóa như thỉnh thoảng nôn, chán ăn uống, tiêu chảy mạn tính, cân nặng giảm sút, lông bắt đầu xơ xác.

Chẩn đoán phi lâm sàng

  • Test Rivalta đối với thể ướt của FIP mới hoàn toàn chính xác. Rivalta test là loại test đơn giản, đặc biệt là nhanh chóng không tốn kém để định hướng căn bệnh FIP. 1 giọt acetic acid 98% được cho vào 5ml nước cất và trộn đều, 1 giọt dịch tràn sẽ được nhỏ thận trọng ở bên trên. Nếu giọt dịch tràn biến mất (bị hòa tan) và dung dịch vẫn còn trong thì kết quả sẽ là âm tính. Nếu giọt dịch tràn vẫn còn nguyên (không bị hòa tan), nghĩa là nó vẫn nằm ở trên lớp mặt, hoặc dần dần chìm xuống, thì kết quả là bé dương tính. Đối với kết quả xét nghiệm Rivalta, giá trị tiên đoán âm là 0,97 và giá trị tiên đoán dương là 0,86.
  • Kiểm tra nhanh bằng Test Kit. Hầu hết các phòng khám thú y hiện nay đều có bộ test bệnh viêm phúc mạc ở mèo nhanh. Chỉ khoảng 5 phút là có thể xác định được mèo của bạn có đang bị viêm phúc mạc hay không. 
  • Dựa vào kết quả sinh thiết mẫu ruột, dùng kim hút dịch từ vết cắt gan và thận chỉ có khoảng 11-38% độ nhạy trong chẩn đoán chính xác căn bệnh FIP.
  • Kiểm tra kháng thể FCoV: Kháng thể FCoV sẽ xuất hiện sau khi nhiễm khoảng 18-21 ngày. Sự hiện diện của kháng thể mà bé mèo không bị nhiễm có thể được phát hiện sớm trong giai đoạn bé đang còn sơ sinh: MDAs biến mất từ khoảng 5 đến 6 tuần tuổi. Có 2 bộ dụng cụ để kiểm tra kháng thể: FIP hoặc FCoV Immunocomb, ELISA và rapid immunomigration test.
  • Phân tích dịch tràn: Nếu tỷ lệ là A:G > 0.8 thì hầu như chắc chắn loại trừ được căn bệnh FIP, nếu 0.45< A:G< 0.8 thì vẫn có khả năng bé đã mắc phải FIP. Tỷ lệ A:G < 0.45 với protein tổng số lớn hơn 3.5g/dL và hàm lượng tế bào thấp, bao gồm chủ yếu là bạch cầu trung tính và đại thực bào, thì sẽ tiên lượng FIP ướt cao.
  • Phát hiện căn bệnh FIP bằng sinh hóa và huyết thanh học: Sự thay đổi huyết thanh học tiêu biểu ở cả bệnh FIP thể ướt và khô là giảm bạch cầu lympho. Bệnh FIP chính là nguyên nhân chính gây giảm tiểu cầu ở các bé mèo.
  • Hiện nay, có một công nghệ gọi là phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đã được sử dụng để phát hiện vật chất di truyền của virus trong mô hoặc dịch cơ thể của em mèo.

Ngày nay, các bác sĩ thú y có thể nhanh chóng dùng các kỹ thuật đặc hiệu để giúp phát hiện dễ dàng sự hiện diện của vi-rút corona. Tuy nhiên, phân tích này lại không phân biệt được vi-rút corona gây bệnh FIP và  vi-rút corona trong đường ruột.

Điều này có nghĩa là không có xét nghiệm đặc hiệu để phát hiện được FIP.

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện các xét nghiệm này khi nào?

Các bác sĩ thú y sẽ thực hiện các xét nghiệm này để có thể xác lập chẩn đoán cho những bé mèo bị bệnh.

Bác sĩ thú y sẽ luôn luôn diễn giải các xét nghiệm này một cách tỉ mỉ, thận trọng cho chủ nhân, có phân tích đến các yếu tố khác nhau, bao gồm môi trường sống của bé mèo lớn hoặc mèo con, bên cạnh đó là mọi dấu hiệu lâm sàng và mọi xét nghiệm khác đã được thực hiện.

Có vắc-xin phòng căn bệnh FIP ở mèo không?

Có vắc-xin phòng căn bệnh FIP nguy hiểm ở mèo hay không?

Hiện nay đang có một loại vắc-xin phòng bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo, nhưng xét về tính hiệu quả của loại vắc-xin này thì vẫn còn khá nhiều sự tranh cãi nổ ra.

Mọi bé mèo con đều phải được tiêm những loại vắc-xin thiết yếu, bao gồm như sau:

  • Virus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV)
  • Virus gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)
  • Cúm mèo – cả virus herpes ở mèo (fHV) và vi-rút calici ở mèo (FCV)

Vì vắc-xin phòng căn bệnh FIP này không nằm trong nhóm vắc-xin thiết yếu nên không phải bé mèo lớn hoặc mèo con nào cũng có thể được tiêm loại vắc-xin này.

Chủ nhân cần phải trao đổi với bác sĩ thú y kỹ hơn để tìm hiểu xem em mèo con mới của bạn nên tiêm những loại vắc-xin nào. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra cho bạn khuyến nghị dựa trên nếp sống của em mèo bằng cách phân tích các yếu tố khác nhau, bao gồm cả việc em mèo có ra ngoài và tiếp xúc với những bé mèo khác hay không.

Cách điều trị bệnh viêm phúc mạc ở mèo

Một điều đáng buồn là căn bệnh FIP ở mèo hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị. FIP vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị và trong nhiều trường hợp các bé không thể chữa khỏi và cuối cùng là tử vong. Các biện pháp điều trị cho bé mèo sẽ linh hoạt từng giai đoạn của bệnh và mục đích chính là tăng khả năng cơ thể có thể tự chiến đấu với căn bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, việc chăm sóc hỗ trợ ( thuốc chống viêm, liệu pháp truyền dịch) chỉ làm giảm đi phần nào các dấu hiệu trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Các loại thuốc như Interferon và chất kích thích miễn dịch polyprenyl đã được nhiều người thử nghiệm nhưng vẫn chưa có tiến bộ nào đáng nổi bật.

Trong trường hợp nếu em mèo của bạn bị nhiễm virus FCoV thông thường thì không cần điều trị, bởi vì hệ thống miễn dịch của em mèo sẽ nhanh chóng tự tạo ra kháng thể để chống lại được virus.

Những chú mèo bị bệnh đã khỏi nhờ có miễn dịch thì vẫn có thể sẽ bị tái phát lại bệnh, thường thì khoảng trong vòng 1 tuần. Một số em mèo khác thì có thể sẽ không bao giờ lành lại hoàn toàn, cơ thể bé sẽ luôn luôn chứa virus bệnh và bé chỉ có thể dùng các loại kháng sinh để tránh việc bị nhiễm trùng mà thôi.

Một số bé mèo khi khỏe bệnh từ miễn dịch của bản thân nhưng lại xui xẻo tái lại thì các chủng virus này có thể dễ dàng đột biến thành virus của căn bệnh FIP, dẫn đến bị bệnh FIP. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng của em mèo đấy.

Tuy nhiên, chú mèo chỉ có thể tự phục hồi sức khỏe khi bị nhiễm virus FCoV trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển virus mà thôi. Nếu mèo cưng bị mắc bệnh FIP thì có tới 98% con mèo sẽ tử vong. Hiện tại thì căn bệnh quái ác này không có thuốc đặc trị và đương nhiên cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Điều duy nhất mà chủ nhân có thể giúp thú cưng của mình chỉ là giảm thiểu các triệu chứng và sự mệt mỏi, đau đớn của bé. Thuốc chống viêm như corticosteroid (ví dụ như: prednisolone) kết hợp với một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (ví dụ như: cyclophosphamide), có thể tạm thời làm giảm viêm và cải thiện được phần nào tình trạng của mèo đấy.

Hiện nay, các nhà khoa học và các bác sĩ vẫn đang miệt mài tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc mới để cứu chữa những bé mèo mắc bệnh. Hy vọng rằng trong tương lai sớm nhất chúng ta sẽ có thể có thuốc đặc trị bệnh FIP ở mèo hoặc vắc xin để phòng bệnh cho các bé.

Cách để phòng tránh bệnh FIP ở mèo cưng

Căn bệnh Fip ở mèo không thể chữa khỏi, điều chúng ta cần làm chỉ có thể là ngăn chặn sự lây lan, không cho căn bệnh xảy ra ở vật nuôi yêu của mình. Đối với căn bệnh này của mèo, tỷ lệ chữa trị thành công đương nhiên là rất thấp nên phương pháp chủ yếu là kéo dài thời gian sống sót cho vật nuôi của bạn mà thôi. Dưới đây là các biện pháp có hiệu quả để bảo vệ bé yêu của mình tránh xa loại virus nguy hiểm này, cùng Blogpet.vn tham khảo nhé!

Cách để phòng tránh bệnh FIP ở mèo cưng

Chăm sóc, hỗ trợ dinh dưỡng cho mèo

Điều đầu tiên chính là chăm sóc hỗ trợ, cung cấp dinh dưỡng và giảm các phản ứng viêm của căn bệnh này. Một chế độ dinh dưỡng cung cấp nhiều dưỡng chất, quan trọng là hợp lý sẽ giúp bé mèo có sức đề kháng được khỏe mạnh đấy! Bạn nên tham khảo các công thức dinh dưỡng từ những người có kinh nghiệm khác để có thể hỗ trợ thú cưng của mình được phát triển toàn diện một cách tốt nhất nhé.

Thông thường sẽ điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm dòng Corticosteroid. Các bác sĩ thú y sẽ bắt đầu hút dịch nhằm thoát chất lỏng đã tích lũy trong truyền máu và xoang cơ thể của bé.

Vệ sinh chỗ ở của mèo

Để ngăn chặn được sự lây lan của bệnh, chủ nhân cần phải vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và chỗ đi vệ sinh của mèo. Đảm bảo môi trường sống của bé luôn được thông thoáng, không bị ẩm mốc, tăm tối, bẩn thỉu.

  • Luôn quét dọn cẩn thận chỗ ở, phân và thức ăn thừa của các bé. 
  • Rửa sạch sẽ các khay thức ăn và nước uống của từng bé mèo. 
  • Xử lý các vi khuẩn bằng các dung dịch diệt vi khuẩn có tác dụng cao,…
  • Cho thú cưng ăn bằng khay đựng thức ăn riêng biệt, tuyệt đối không nên cho các bé mèo ăn chung với nhau, đặc biệt là hãy đặt máng ăn ở nơi dễ làm sạch và khử trùng thường xuyên.
  • Để hộp rác luôn cách xa bát đựng thức ăn và nước uống của vật nuôi
  • Chủ nhân nên chọn mua các loại cát uy tín để làm chỗ vệ sinh đạt chất lượng cao, an toàn cho bé mèo, lưu ý là phải làm sạch và khử trùng thường xuyên nhé.
  • Chủ nhân nên để mèo của mình trong trạng thái thoải mái, vui vẻ, đừng để chúng quá mệt mỏi hay căng thẳng. Bạn nên hạn chế việc nuôi quá nhiều chú mèo trong một không gian chật hẹp.
  • Sau đó chủ nhân hãy dùng thuốc sát trùng Antisep sử dụng 2-4ml/1 lít nước/ngày để tiêu diệt được mầm bệnh nhé.

Cách ly mèo bệnh tránh xa bé mèo khác

Nếu chủ nhân đã phát hiện mèo của mình bị nhiễm phải FIP, bạn nên cách ly chúng xa ra khỏi những em mèo khác còn lại. Nếu bé mèo đó đã không may qua đời, chủ nhân nên kiểm tra cẩn thận và quan sát xem những em mèo còn lại có dấu hiệu của việc mắc bệnh hay là không. Ít nhất là khoảng 3 tháng sau, nếu thấy virus không lây lan qua các thú cưng khác thì phải 1 tháng sau đó bạn mới nên đưa thêm mèo mới về nhà.

Hạn chế cho mèo tiếp xúc với mèo hoang

Một điều lưu ý cũng vô cùng quan trọng mà bạn nên để tâm chính là, bạn chỉ nên để mèo cưng của mình rong chơi trong các khu vực an toàn xung quanh nhà mình. Tuyệt đối không được để thú cưng đi ra ngoài, đặc biệt là đi chơi với những em mèo hoang khác, việc này sẽ hạn chế tối đa được việc mèo cưng xui xẻo tiếp xúc phải với virus FCoV.

Phòng lây nhiễm từ mèo mẹ sang mèo con

Nếu chủ nhân muốn nhân giống cho mèo cưng của mình thì nên cân nhắc kỹ lưỡng về lịch sử sức khỏe cũng như độ tuổi của bé mèo được phối. Mèo trên 2 tuổi thường sẽ có ít nguy cơ mắc căn bệnh FIP. Như vậy thì khả năng mèo mẹ lây nhiễm bệnh qua thai nhi sẽ được hạn chế hơn.

Một lưu ý nhỏ nữa chính là mèo con sẽ nhận được kháng thể trong sữa của mèo mẹ đến khi chúng được khoảng 5 tới 6 tuần tuổi. Đến giai đoạn này bạn cần hết sức cẩn thận khi chăm sóc để bảo vệ bé mèo con được tốt nhất nhé!

Đưa mèo đi tiêm phòng đầy đủ 

Đây chính là biện pháp cuối cùng tốt nhất, mang lại hiệu quả cao để phòng tránh căn bệnh Fip ở nguy hiểm ở mèo trong thời điểm hiện tại. Hãy đưa em mèo của bạn đi tiêm vaccine hằng năm theo lịch khuyến cáo của bác sĩ thú y nhé. Mèo con từ 4 tháng tuổi trở lên bắt đầu có thể được tiêm vắc xin phòng bệnh Fip.

Các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu quá trình miệt mài nghiên cứu để tìm ra thuốc ức chế miễn dịch khác có thể kìm hãm sự được tiến triển của căn bệnh nguy hiểm này. Họ đang cố gắng để thực hiện các nghiên cứu, mục đích chính là tìm ra thuốc kháng virus. Hy vọng sẽ có thể ngăn chặn được hoặc làm chậm sự nhân lên số lượng virus trong cơ thể của bé mèo đang mắc bệnh.

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo FIP thực sự đã đe dọa tới tới tính mạng của những bé mèo, vì vậy thời đại hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất ra vắc xin phòng bệnh FIP cho em mèo.

Tuy nhiên, với sự nghiêm trọng, nguy hiểm khôn lường của virus FCoV (Feline Virus) và sự thành công chưa được bảo đảm của vắc xin nên hiện tại vắc xin phòng bệnh FIP vẫn chưa được khuyến khích sử dụng nhiều.

 

Trên đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh fip ở mèo mà Blogpet.vn đã tổng hợp được cho các bạn tham khảo. Nhìn chung, căn bệnh này thực sự rất đáng sợ và nguy hiểm. Chính vì thế, chủ nhân nên có trách nhiệm bảo vệ bé cưng của mình, hạn chế được tối đa việc bé có thể bị nhiễm bệnh nhé! Blogpet.vn chúc em mèo của các bạn luôn được mạnh khỏe. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết khác!

 

Rate this post
bệnh fip ở mèo
Comments (0)
Add Comment