Chó ỉa ra máu là bệnh gì?

0 37.525

Chó ỉa ra máu đỏ, máu đen là triệu chứng của một số căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa ở chó. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ và tính mạng của cún cưng. Do đó, chủ nuôi cần chú ý quan sát và có cách giải quyết kịp thời khi chó ỉa ra máu. Sau đây là một số nguyên nhân khiến chó đi ngoài ra máu, triệu chứng đi kèm và cách khắc phục tình trạng này.

Mục lục bài viết ẩn

Hiểu đúng về hiện tượng chó ỉa ra máu

Chó ỉa ra máu
Chó đi vệ sinh ra máu đỏ hoặc máu đen, có mùi tanh khó chịu

Về mặt y tế, tùy thuộc vào việc máu đến từ hệ thống tiêu hóa trên hay dưới mà máu trong phân chó bao gồm thành phần malena hoặc hematochezia. 

Hai thành phần này có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân chó của bạn đi ỉa ra máu. Vì thế, chủ nuôi cần phân biệt hai thành phần này:

  • Nếu máu trong phân chó có chứa hematochezia, chó sẽ đi ngoài ra máu có màu đỏ tươi. Lượng máu này xuất phát từ ruột dưới, điển hình là trực tràng hoặc đại tràng. Máu đỏ tươi thường bị trộn lẫn trong phân của chó. 
  • Nếu máu trong phân chó có chứa malena, phân của chó sẽ xuất hiện máu màu nhựa hắc. Khi đó, máu xuất phát từ đường ruột trên và đã được tiêu hóa. Theo các chuyên gia, thành phần malena tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn hematochezia. Ngoài ra, vì chó thường đi ngoài ra phân sẫm màu nên chủ nuôi gặp khó khăn trong việc nhận biết melena trong phân của chó.

Để kiểm tra xem cún cưng nhà bạn có đang đi ỉa ra máu hay không, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:

  • Đặt phân chó lên 1 tờ giấy trắng thấm nước.
  • Quan sát kỹ tờ giấy, nếu có màu tỏ khuếch tán từ phân chứng tỏ chó nhà bạn đang gặp vấn đề về tiêu hoá
  • Ngoài ra, để xác định chó nhà bạn có đang gặp vấn đề nghiêm trọng hay không, bạn có thể quan sát tần suất đi đại tiện của chó. Nếu chỉ đi ỉa ra máu một lần, vẫn khoẻ mạnh và ăn uống ổn định thì không sao. Nhưng nếu tần suất đi ngoài ra máu trở nên thường xuyên hơn, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu thì bạn cần đưa cún cưng đi kiểm tra sức khoẻ ngay lập tức. Nếu để tình trạng chó ỉa ra máu kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của cún cưng.

Nguyên nhân chó ỉa ra máu 

Chó đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm ở chó mà bạn không nên xem thường. Cách tốt nhất để bảo vệ cún cưng của bạn chính là cho chó đi thăm khám ở cơ sở thú y một cách nhanh chóng để được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân khiến chó đi ỉa ra máu sau đây.

Chó ỉa ra máu do căng thẳng

Căng thẳng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ra máu ở chó

Căng thẳng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là sự thay đổi đột ngột, khiến chó không kịp làm quen và cảm thấy lạc lõng. Cũng giống như con người, chó dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân từ môi trường như nắng gió, không khí, đất đai,… Việc thay đổi môi trường đột ngột có thể làm cún cưng nhà bạn bị “choáng ngợp”, không kịp thích ứng nên dễ bị căng thẳng quá độ (stress…). 

Ngoài ra, chó cũng dễ bị stress nếu trong căn nhà của bạn đột nhiên xuất hiện thêm thành viên mới. Chúng phải ăn chung, ngủ chung, sinh hoạt chung cùng với chú chó/mèo/… đó mà không có thời gian làm quen. Có thể cún cưng nhà bạn sẽ cảm thấy ghen tị với thành viên mới đó khi chúng không được quan tâm chẳng hạn. Điều này dẫn đến tình trạng phân của chó có máu kèm theo chất nhầy. 

Chó ỉa ra máu do thức ăn

Chó ỉa ra máu
Chó bị tiêu chảy ra máu do ăn phải thức ăn bị ôi thiu

Chó bị tiêu chảy, tiêu chảy ra máu hầu hết đều do thức ăn của chó có vấn đề. Vì thế, ngay khi phát hiện ra hiện tượng bất thường này, bạn hãy kiểm tra xem cún cưng nhà bạn đã ăn gì trước đó để xác định nguyên nhân chính xác. 

Hầu hết chó bị tiêu chảy ra máu là do ăn phải thức ăn bẩn, bị ôi thiu. Trường hợp tệ hơn, có thể chó đã ăn phải thức ăn nhiễm độc như bả chó, hoá chất nguy hiểm. Bởi loài chó có tập tính lục lọi thức ăn bất kể ở trong nhà hay ngoài đường. Đặc biệt là những chú chó háu ăn. Chúng có thể ăn phải các loại thức ăn trong thùng rác, ven lề đường nếu như không bị chủ giám sát và can ngăn. 

Các loại thức ăn bẩn, bị ôi thiu này chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho sức khỏe của cún cưng. Trong đó có một loại virus nguy hiểm, là nỗi ám ảnh kinh hoàng của đa số người nuôi chó là virus Parvo

Ngoài ra, cũng giống như con người, chó cũng bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định. Chẳng hạn như các loại sữa bò có tác dụng gây kích thích đại tràng của chó, nếu như uống quá nhiều sẽ khiến chó bị tiêu chảy có chất nhầy và phân có máu. Vì thế, trong quá trình nuôi dưỡng cún cưng, bạn hãy lưu ý những loại thực phẩm mà chó không thể dung nạp để hạn chế cho chó ăn nhé! Tùy trường hợp mà chó có bị tiêu chảy, chó ỉa ra máu hay không. 

Việc thay đổi chế độ ăn đột ngột cũng là nguyên nhân khiến đại tràng bị viêm gây ra tình trạng chó ỉa ra máu. Nếu bạn đang muốn thay đổi loại thức ăn, giờ ăn cho chó, bạn nên đổi từ từ để chó kịp thích nghi nhé! 

Chó ỉa ra máu do đường ruột bị nhiễm khuẩn 

Đây là nguyên nhân nghiêm trọng nhất khiến cho tình trạng tiêu chảy ra máu ở chó vô cùng nguy hiểm. Đường ruột của chó bị nhiễm khuẩn do các virus, vi khuẩn xâm nhập qua thức ăn, nước uống. Sau khi xâm nhập vào đường ruột của chó, các loại vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ sinh sôi, đợi “thời cơ” hệ miễn dịch suy giảm để tấn công “con mồi”. Một số bệnh đường ruột phổ biến ở loài chó là bệnh Parvo, Care

Chó ỉa ra máu do Parvo virus

Chó ỉa ra máu
Bệnh Parvo khiến chó đi vệ sinh ra máu liên tục

Parvo virus là một loại virus dễ tìm thấy ở những chú chó con, các giống chó lông đen như Doberman và Rottweiler. Một số triệu chứng điển hình của bệnh Parvo là chó bị sốt cao kéo dài, lười vận động, luôn mệt mỏi và ủ rũ, chán ăn, bị tiêu chảy, phân lẫn với máu đỏ tươi có mùi hôi tanh (giống mùi cá mè phơi nắng) cực kỳ khó chịu. 

Nếu không được chữa trị kịp thời, chó có thể bị biến chứng thể viêm cơ tim, thể viêm ruột kết hợp. Khi đó, nguy cơ tử vong ở chó cực kỳ cao, có khả năng chết nhanh và đột ngột. Vì thế, ngay khi phát hiện chó ỉa ra máu, bạn nên đưa cún cưng đến bệnh viện thú y để chẩn đoán nguyên nhân và có hướng giải quyết phù hợp. Tránh để tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn. Khi đó, tỷ lệ sống sót của cún cưng sẽ cao hơn rất nhiều lần. 

Đồng thời, cách ly chó bị bệnh với những vật nuôi khác trong gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Thời gian ủ bệnh Parvo thường là 3 đến 5 ngày. Bạn nên quan sát tình trạng sức khoẻ của các vật nuôi khác trong vài ngày để xem chúng có bị nhiễm virus parvo hay không. Đồng thời tiêm phòng bệnh cho cún cưng theo chỉ định của bác sĩ. 

Chó ỉa ra máu do bị giun sán

Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng chó đi ngoài ra máu. Một số loại ký sinh trùng thường gặp ở chó là giun đũa, giun móc và giun tròn. Chúng gây rối loạn tiêu hoá, khiến chó bị tiêu chảy và tiêu chảy ra máu. Những chú chó con dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ bị các loại giun sán ký sinh trùng nhất do hệ miễn dịch còn yếu ớt, sức đề kháng không mạnh như chó trưởng thành. 

Chó cũng có thể đi ngoài ra máu nếu như bị các động vật nguyên sinh như coccidia ký sinh trong cơ thể. Vì thế, để lựa chọn loại thuốc tẩy giun chính xác, phù hợp với tình trạng sức khỏe của cún cưng, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ thú y có thể xác định loại ký sinh trùng trong cơ thể nhé!

Chó ỉa ra máu do bệnh Care

Bệnh Care ở chó do Distemper Virus gây ra. Khi chó mắc bệnh care, chúng sẽ có các triệu chứng điển hình ở nhiều hệ cơ quan khác nhau như đường hô hấp, đường tiêu hóa, hệ thần kinh,… 

  • Chó bị tiêu chảy, thậm chí đi ỉa ra máu. Phân có màu đỏ tươi, dần dần chuyển sang màu nâu sẫm khi bệnh nặng hơn.
  • Chó bị thở gấp, khó thở, có nhiều dịch mũi. Dịch mũi sẽ dần cô đặc lại khi bệnh kéo dài. 
  • Trên da nổi nhiều nốt sài 
  • Khả năng di chuyển bị ảnh hưởng: chó đi đứng không vững, bị co giật thành từng cơn.

Bệnh Care là căn bệnh nguy hiểm, gần như là “án tử” đối với loài chó. Tỉ lệ sống sót khi chó mắc bệnh care là rất thấp. Tuy nhiên, nếu may mắn chữa trị đúng cách, kịp thời thì chó sẽ có tỉ lệ sống sót, mặc dù vẫn phải chịu một số di chứng. 

Chó ỉa ra máu do viêm dạ dày xuất huyết

Viêm dạ dày xuất huyết khiến chó bị tiêu chảy ra máu, máu đặc như cục máu đông. Nếu chó bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể của chúng sẽ nhanh chóng bị mất nước và kiệt sức. Bạn có thể truyền dịch và thuốc thích hợp theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt đau đớn cho cún cưng. Đồng thời điều trị ngay lập tức bằng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho chó.

Chó ỉa ra máu do chấn thương trực tràng

Chó nuốt phải dị vật sắc nhọn nên bị chấn thương thực tràng

Một số trường hợp chó bị đi ngoài ra máu do nuốt phải dị vật như xương, que hoặc những vật sắc nhọn khác. Để kiểm tra chó có bị chấn thương trực tràng, đặc biệt là ở các tuyến hậu môn, bạn có thể quan sát xem chó có bất kỳ vết sưng cục bộ hoặc lồi ra nào hay không.

Khi nuốt phải những dị vật này vào bụng, chúng sẽ cố hết sức để nôn, đi ỉa để “đào thải” dị vật ra khỏi cơ thể. Khi đó, trực tràng hoặc niêm mạc ruột dưới của chó sẽ bị tổn thương nếu như chó cố gắng đào thải dị vật qua hậu môn. Bạn có thể thấy dị vật nhô ra khỏi phân của chó một cách rõ ràng, kèm theo đó là máu có màu đỏ tươi. 

Vì thế, để ngăn ngừa chó ỉa ra máu, bạn nên chú ý giám sát cún cưng khi cho chúng đi dạo ngoài đường. Nếu may mắn chó có thể đào thải dị vật ra khỏi cơ thể, chó sẽ dần dần ngừng ỉa ra máu. Bạn có thể cho chó ăn bánh mì, cơm hoặc các loại thực phẩm giàu chất xơ để giúp chó tiêu xương. 

Tuy nhiên, nếu như chó không thể tự “đá bay” dị vật đó đi, bạn nên đưa chó đi khám ngay lập tức để tránh cún cưng chịu đau đớn, cùng với nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Chó ỉa ra máu do sử dụng NSAIDS

Việc lạm dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc Rimadyl, chó có thể bị viêm loét dạ dày. Khi đó, máu từ dạ dày chảy ra sẽ bị hoà lẫn với phân của chó. Bạn có thể nhận biết bằng cách quan sát màu sắc phân của chó. Nếu phân của chúng xen lẫn máu màu thâm đen, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiếp tục dùng thuốc chống viêm hay không. 

Chó ỉa ra máu do rối loạn đông máu

Tình trạng đông máu xảy ra khi chó khi mọc răng nanh. Rối loạn đông máu không chỉ khiến chó đi ngoài ra máu màu đen mà còn khiến da chuyển sang màu tím (do máu chảy dưới bề mặt). Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể cho chó sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng khi chúng bắt đầu mọc răng mới.

Ngoài ra, chó cũng có khả năng bị rối loạn đông máu do ăn phải thuốc chuột. Khi đó, phân của chó có màu hắc ín và chảy máu nhiều. Bạn nên đưa cún cưng đi thăm khám sớm để được chữa trị kịp thời. 

Chó ỉa ra máu do biến chứng sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, cần theo dõi xem chó có bị tiêu chảy ra máu hay không

Chó có thể đi ngoài ra máu trong vòng 72 giờ sau khi phẫu thuật. Nếu phát hiện ra phân của chó có màu đen, bạn nên gọi bác sĩ thú y ngay lập tức bởi có khả năng chó đang bị chảy máu ở trong cơ thể. 

Chó ỉa ra máu do có khối u/ ung thư

Tình trạng này thường gặp ở những chú chó già hơn. Khi đó, chúng có các khối u như polyp hoặc ung thư, gây ra tình trạng xuất huyết ở chó. Để tránh tình trạng chó đi ngoài ra máu do khối u, bạn nên hạn chế cho chó sử dụng các loại Vitamin tổng hợp. Đồng thời cho chó ăn chế độ ăn khoa học, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. 

Chó ỉa ra máu do Pepto-Bismol

Nếu chó của bạn đang sử dụng Pepto-Bismol, có khả năng phân của chúng sẽ chuyển sang màu đen trong một thời gian ngắn. Do thuốc Pepto-Bismol có khả năng gây chảy máu dạ dày. Đây là tác dụng phụ của thuốc, được ghi rõ ràng trên chai. 

Loại thuốc này chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ thú y. Do đó, bạn cũng đừng lo lắng quá bởi vì chó sẽ ngừng đi ngoài ra máu khi bạn dừng cho chó dùng loại thuốc này. Tuy vậy, bạn vẫn nên cân nhắc khi sử dụng loại thuốc này cho chó. Đồng thời tham khảo các loại thuốc liều nhẹ hơn phù hợp với tình trạng sức khỏe của cún cưng. 

Chó ỉa ra máu do nuốt phải máu 

Cũng giống như con người thường đi ngoài có phân màu đen do ăn quá nhiều huyết, chó cũng ỉa ra máu nếu như nuốt phải máu. Chẳng hạn, chúng nuốt phải máu khi bị chấn thương miệng, chảy máu mũi. Phân của chó cũng có thể xuất hiện vết máu màu đen khi chúng liếm vết thương đẫm máu.  

Triệu chứng kèm theo khi chó ỉa ra máu

Chó đi ngoài ra máu thường chán ăn, mất nước nên nhanh kiệt sức

Biểu hiện ban đầu là chó chán ăn, thậm chí bỏ ăn trong nhiều ngày liền. Chó đi đại tiện ra máu thường được được nhận biết bằng các dấu hiệu như: phân lỏng kèm theo máu và dịch nhầy màu xám xanh hoặc vàng nhạt, có mùi hôi tanh. 

Nước tiểu của chó cũng có thể có mủ và máu. Tần suất đi vệ sinh tăng lên hơn 2 lần trong 1 ngày. Ngoài ra, một số chú chó còn bị nôn ói ra dịch nhầy màu vàng, thậm chí nôn ra máu. 

Sau vài ngày liên tục đi ỉa ra máu, chó có thể bị sốt cao từ 39 đến 40 độ, kèm theo những cơn co giật. Thỉnh thoảng chó sẽ ho rất mạnh. Cơ thể của cún cưng luôn mệt mỏi, không muốn vận động do bị mất nước quá nhiều. Da mặt của chó cũng bị trùng xuống, mất đi tính đàn hồi do thiếu nước. 

Bụng hóp lại, gầy đi rõ rệt do chó không ăn được, hoặc ăn được nhưng không thể tiêu hoá do đường ruột bị tổn thương. Khi đó, các vi khuẩn và ký sinh trùng trong cơ thể chó sẽ “thừa cơ” sinh sôi và phát triển, gây ra nhiều biến chứng khôn lường. 

Nếu như chó liên tục có các triệu chứng trên trong vòng 3 tới 5 ngày, sức đề kháng của chúng sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như không điều trị kịp thời và đúng cách, chó sẽ nhanh chóng rơi vào hôn mê và có thể tử vong chỉ sau vài ngày. 

Cách chăm sóc, hộ lý chó ỉa ra máu

Chó bị bệnh cần được chăm sóc cẩn thận hơn những chú chó khỏe mạnh bởi vì sức đề kháng của chúng bị sụt giảm. Đây là cơ hội “ngàn vàng” cho vi khuẩn và các loại ký sinh trùng xâm nhập, tàn phá cơ thể cún cưng. 

Cách ly chó bị bệnh với các thú cưng khác

Chó ỉa ra máu
Không cho chó bị bệnh sinh hoạt chung với những chú chó khoẻ mạnh

Khi chó bị đi ngoài ra máu mà chưa rõ nguyên nhân, cách tốt nhất để tránh tình trạng lây nhiễm chéo là cách ly chú chó bị bệnh với những thú cưng khác. Một số loại virus, vi khuẩn gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu ở chó có khả năng lây lan qua đường hô hấp, đường tiêu hoá khi chó bị bệnh tiếp xúc với chó khoẻ mạnh. Chẳng hạn như virus gây bệnh Parvo, bệnh Care,… 

Bạn có thể cho chó bị bệnh sinh hoạt riêng tư trong một căn phòng thoáng mát, hoặc chuồng riêng của chúng. 

Thay đổi lại khẩu phần ăn cho chó 

Chó ỉa ra máu
Cháo loãng giúp ổn định đường ruột của chó

Nhiều chủ nuôi cho rằng cần phải bồi bổ cho chó khi chúng bị ốm, bất kể chó bị bệnh gì. Do đó, họ cho chó ăn các loại thức ăn giàu đạm, giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa… nhiều gấp đôi bình thường. Tuy nhiên, điều ngày ngược lại còn “gây hại” tới sức khỏe của cún cưng, khiến bệnh tình diễn biến nghiêm trọng hơn!

Thông thường, những chú chó ỉa ra máu sẽ ăn rất ít, thậm chí bỏ ăn do hệ tiêu hoá của chó đang cực kỳ nhạy cảm. Chúng hầu như không thể tiêu hoá được thức ăn dung nạp vào cơ thể. Vì nếu như nạp quá nhiều thức ăn, hệ tiêu hoá của chó sẽ phải làm việc cật lực trong khi đang gặp vấn đề. 

Ngay khi chó có biểu hiện đi ngoài ra máu, bạn nên cách ly chó với thức ăn trong vòng 24 giờ đầu tiên. Giai đoạn này, bạn tuyệt đối không nên cho chó ăn quá nhiều chất và nhiều bữa trong 1 ngày. Thay vào đó, những loại thức ăn dễ tiêu hoá, “lành tính” như cháo loãng sẽ an toàn hơn đối với sức khỏe của cún cưng. Cháo loãng ấm, thêm một chút muối sẽ giúp đường ruột của cún cưng không phải “làm việc” quá nhiều. 

Khi tần suất đi ỉa ra máu của cún giảm dần, bạn vẫn nên duy trì chế độ cháo loãng cho cún cưng vài ngày sau đó. Đến khi nào sức khỏe của cún cưng ổn định hẳn thì bạn có thể dần dần “tẩm bổ” cho chúng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhé! Đặc biệt là không nên đột ngột cho chúng ăn nhiều ngay lập tức nhé! Hãy tăng khẩu phần ăn của chó từng ít một để hệ tiêu hoá của chúng làm quen dần.

Ngoài ra, chó bị tiêu chảy ra máu kéo dài rất nhanh bị kiệt sức do mất nước. Vì thế, để bù nước và chất điện giải cho chó, bạn có thể cho chúng uống thêm Oresol. Theo hướng dẫn, pha Oresol vào nước lọc đun sôi để nguội rồi cho chó uống. Bạn cũng có thể kết hợp với vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cún cưng. Hiện tại, Oresol có thể tìm thấy ở hầu hết các nhà thuốc.

Luôn giữ cho chó được khô ráo

Chó ỉa ra máu
Nơi ở khô thoáng giúp cún cưng cảm thấy thoải mái hơn

Việc giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể và nơi ở cho cún cưng cũng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị cho chó ỉa ra máu. Chó bị bệnh nên được ở trong không gian khô thoáng và ấm áp. 

Không nên để chó sống ở nơi ẩm ướt. Chẳng hạn, chuồng của chó phải được kê cao, cách mặt đất khoảng 10 cm. Chuồng nên có lỗ thoát nước. Nếu để chất thải ứ đọng lại chỗ nằm của chó sẽ rất mất vệ sinh, khiến chó đi ngoài ra máu nhiều hơn. 

Đồng thời bạn cũng nên trang bị cho cún cưng tấm thảm hoặc những chiếc khăn để thấm khô nước tiểu cho cún. Khay đi vệ sinh phải được dọn dẹp thường xuyên, tránh tình trạng chất thải tràn lan trong chuồng. 

Những chú chó bị bệnh cần được giữ ấm cơ thể thường xuyên. Tùy thời tiết từng mùa mà bạn thiết kế không gian sống cho chó bị bệnh tiêu chảy ra máu khác nhau. Chẳng hạn nếu chó nhà bạn bị bệnh vào mùa đông, bạn nên cho chó nằm ở chỗ kín gió. Nếu căn nhà của chó ở ngoài trời, bạn có thể che chắn cho căn nhà của chúng bằng những tấm phên. 

Hãy giữ ấm cho chó bằng cách lót khăn sạch lên chỗ nằm của chó, dùng đèn sưởi hoặc bóng đèn tỏa nhiệt ở xung quanh khu vực sống của chó. Nếu chó ỉa ra máu vào mùa hè, bạn hãy cho chó nằm ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp vì nắng nóng khiến cơ thể chó bị mất nước và kiệt sức nhanh hơn. 

Nếu cơ thể chó bị ẩm hoặc ướt sau khi đi vệ sinh, bạn nên dọn dẹp và dùng khăn mềm lau sạch cơ thể của chúng. Đồng thời sấy khô lông cho chó. Nếu cơ thể chó bị bẩn, dính chất thải và máu trong thời gian dài, bệnh tình có thể sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn. Thậm chí những chú chó khác cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu như vô tình tiếp xúc với dịch phân của chó bị bệnh. 

Cách chữa trị cho chó ỉa ra máu

Cách tốt nhất để chữa trị cho chó đi vệ sinh ra máu là điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường, bạn nên đưa cún đến bệnh viện thú y để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và xác định cách điều trị phù hợp. Đặc biệt là đối với những chú chó con. Sức đề kháng của chó con rất yếu ớt, nếu tiêu chảy ra máu kéo dài mà không có giải pháp phù hợp, chúng sẽ nhanh chóng kiệt sức, thậm chí đột tử chỉ sau vài ngày.

Đối với những chú chó trưởng thành, bạn có thể dừng cho chó ăn trong nửa ngày để đường ruột chúng ổn định trở lại. Sau đó cho chó ăn cháo loãng thêm một chút muối và tiếp tục theo dõi. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị và hồi phục sức khoẻ cho chó đi ỉa ra máu như sau.

Chữa trị cho chó ỉa ra máu theo cách dân gian

Chó ỉa ra máu
Phương pháp dân gian có tác dụng giảm tiêu chảy ra máu ở chó hiệu quả

Những phương pháp dân gian được áp dụng nhiều ở các gia đình nông thôn – nơi dễ dàng tìm thấy nhiều loại cây thuốc tốt. Những phương thuốc này đã được chứng minh tính hiệu quả theo thời gian và ngày nay vẫn được nhiều người áp dụng. 

Lá lược vàng

Lá lược vàng có khả năng ổn định đường ruột và chữa bệnh đau dạ dày. Hãy xay nhuyễn lá và chắt lấy nước. Mỗi ngày cho chó uống 3 lần trong vòng 2-3 ngày. Đảm bảo chỉ sau 3 ngày, tần suất chó đi ngoài ra máu sẽ giảm rõ rệt. 

Lá ổi 

Lá ổi có tác dụng giảm tiêu chảy ở chó cực kỳ lành tính và hiệu nghiệm. Bạn có thể đâm nhuyễn lá ổi non cùng với một vài hạt muối rồi chắt lấy nước cho chó uống. Hoặc áp dụng các công thức sau:

  • Cách 1: Sắc lấy nước các thành phần búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gạo rang 20g, gừng nướng 10g, uống 3 lần mỗi ngày.
  • Cách 2: Thái nhỏ các thành phần búp ổi 20g, củ riềng 8g, củ sả 16g rồi sao qua, sắc lấy nước đặc cho chó bị bệnh uống.
  • Cách 3: Thái nhỏ búp ổi 20g sao qua,  vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g rồi sắc với 400 ml nước. Thu lấy còn 100 ml cho chó uống 2 lần mỗi ngày.

Cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi thường thấy ở ven bờ ruộng hoặc bờ sông. Cách dùng: bỏ rễ cây rồi rửa sạch, giã nát ngọn và lá già rồi chắt lấy nước cho chó bị bệnh uống.

Rau sam

Rau sam là một trong những cây thuốc hỗ trợ tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Cách dùng: sắc 100g rau sam tươi với 50g cỏ sữa tươi, 20g rau má và 20g nhọ nồi uống thay nước trong ngày. 

Lá mơ

Ông bà ta thường dùng lá mơ lông để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, đặc biệt là bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Cách dùng là thái nhỏ một nắm lá mơ lông rồi trộn với 1 quả trứng gà ta. Sau đó, lá chuối trên chảo rồi nướng hỗn hợp trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể hấp cách thủy hỗn hợp trên rồi cho chó ăn 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau 3 đến 4 ngày, chó sẽ hoàn toàn hết bị tiêu chảy ra máu.

Chữa trị cho chó ỉa ra máu bằng thuốc tây

Chó ỉa ra máu
Bổ sung chất điện giải cho chó thường xuyên để tránh tình trạng kiệt sức đến hôn mê

Nếu như không có điều kiện áp dụng các phương pháp dân gian, bạn có thể điều trị bệnh cho chó bằng thuốc tây. Chó ỉa ra máu nhiều nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước và thiếu chất cân bằng điện giải. Cách chữa trị tốt nhất là hạn chế sự mất nước cho chó. 

Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể cún cưng bằng truyền dịch ringer lactat, KCl 10%, nước muối sinh lý 0,9% hoặc đường glucose 5%. Dung dịch C-Electrolytes cũng có tác dụng bổ sung nước cực kỳ hiệu quả. Nếu chó không đủ sức để tự uống, bạn có thể tiêm truyền cho chúng. 

Đến khi lượng virus trong cơ thể của chó đạt mức báo động, sức tấn công mạnh mẽ vào hệ miễn dịch của cún cưng. Bạn sẽ phải cho chó dùng thuốc kháng sinh ampicillin để hạn chế bội nhiễm kế phát. Nếu như chó có các triệu chứng kèm theo như nôn và sốt cao, bạn có thể hỏi xin tư vấn của bác sĩ thú y để dùng thuốc giảm triệu chứng cho chó. 

Ngoài ra, thuốc Tylosin và Colistin cũng được nhiều người sử dụng để tiêm cho chó đi vệ sinh ra máu. Nếu không tiêm, bạn có thể giã nát thuốc rồi hòa vào nước. Sau đó bơm thuốc vào miệng chó bằng ống xilanh. Ngoài ra, trong quá trình điều trị tiêu chảy, bạn có thể bổ sung cho chó các loại Vitamin như B1, B12, B6.

Đưa chó đến cơ sở thú y

Nếu áp dụng 1 trong 2 cách trên mà chó vẫn không hết đi ỉa ra máu, bạn nên nhanh chóng đưa chó cưng đến phòng khám thú y. Bởi cách tốt nhất để chữa bệnh vẫn là đưa chó đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, 80 – 90% chó đều hết bị tiêu chảy ra máu sau khi được đưa đến cơ sở thú y sau khi phát bệnh 1-2 ngày.

Có nhiều nguyên nhân mà mắt thường không thể quan sát được. Cần phải xét nghiệm và chụp phim để xác định nguyên nhân chó ỉa ra máu. Nếu như chó bị bệnh Parvo hay bệnh Care thì cũng có hướng giải quyết kịp thời, hạn chế nguy cơ tử vong ở chó. 

Phòng ngừa tình trạng chó ỉa ra máu

Chắc hẳn không ai muốn cún cưng nhà mình bị đau đớn, mệt mỏi vì bệnh tật đúng không nào? Là một người chủ, người bạn thân thiết với cún cưng, bạn nên đảm bảo mang đến cho chó những điều kiện sống tuyệt vời nhất. Để cún cưng có thể thoải mái lớn lên khỏe mạnh. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để phòng ngừa tình trạng chó ỉa ra máu. 

Tiêm phòng cho chó đầy đủ

Chó ỉa ra máu
Tiêm phòng các bệnh phổ biến ở chó

Việc tiêm phòng cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng của cún cưng. Nếu không được tiêm phòng đầy đủ, chúng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, dẫn đến triệu chứng chó ỉa ra máu. Vì thế, bạn nên tìm hiểu cún con đã được tiêm phòng đầy đủ hay chưa trước khi đón một em cún về nhà nhé! Đặc biệt là những mũi tiêm phòng bệnh parvo, bệnh care ở chó. 

Thông thường, mỗi năm nhà nước đều tổ chức tiêm phòng một số bệnh thường gặp cho chó. Bạn hãy chú ý đưa chó đi tiêm phòng đầy đủ nhé! Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể đưa chó đi tiêm phòng ở các bệnh viện thú y, trạm y tế thú y, phòng khám thú y tư nhân.

Để chú chó luôn an toàn và khỏe mạnh, chủ nuôi cần chú ý lịch tiêm phòng định kỳ cho chó. Nếu đã được tiêm phòng đầy đủ, bạn cũng không nên chủ quan bởi virus, vi khuẩn vẫn có khả năng xâm nhập vào cơ thể chó. Bạn nên hạn chế cho cún cưng tiếp xúc với những chú chó không rõ nguồn gốc để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Bởi lẽ một số chú chó vẫn không có được khả năng miễn dịch mạnh mẽ dù đã tiêm phòng đầy đủ. 

Vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh sống cho chó

Nhà sạch sẽ, thoáng mát giúp cún cưng cảm thấy thoải mái hơn

“Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”. Câu nói này cũng cực đúng với thú cưng bởi việc vệ sinh khu vực sinh sống của chó sạch sẽ cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa chó ỉa ra máu. Các mầm bệnh bám vào không gian sống xung quanh chúng sẽ bị tiêu diệt triệt để. Do đó, chó không phải lo bị virus và vi khuẩn xâm nhập, tàn phá cơ thể của chúng. 

Nếu có thể, hãy hạn chế việc chó tiếp xúc với thùng rác, đất ẩm, bụi rậm. Đây là những nơi chứa nhiều virus và ký sinh trùng nhất. 

Áp dụng thực đơn giàu dinh dưỡng

Việc ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ cho chó. Thức ăn cho chó cần phải đảm bảo tiêu chí sạch sẽ. Tuyệt đối không được cho chó ăn thức ăn đã bị ôi thiu, bị dính bụi bẩn, những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, quá chua hoặc quá lạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh khay ăn cho chó. Khi chó ăn thừa thức ăn thì hãy dọn dẹp ngay lập tức, tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng chó ỉa ra máu, nguyên nhân, triệu chứng đi kèm và cách khắc phục. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chăm sóc cún cưng nhà mình một cách hiệu quả hơn!

 

Leave A Reply

Your email address will not be published.