Mách bạn cẩm nang nuôi mèo con từ A-Z
Nuôi mèo con chưa bao giờ là công việc dễ dàng, đặc biệt là những bé mèo con không được ở cạnh mẹ hoặc không được uống sữa mẹ do mèo mẹ mất sữa. Mặc dù loài mèo được biết đến với khả năng thích nghi với môi trường tốt, tuy nhiên chủ nuôi cần nuôi mèo con một cách đúng đắn và khoa học để bé mèo được phát triển khỏe mạnh, nhất là giai đoạn mới “chập chững bước vào đời” của các bé. Nhiều “con sen” dù rất yêu thương, trân trọng mèo con nhưng lại lúng túng khi chăm sóc các bé mèo cưng vì thiếu kinh nghiệm, hiểu sai cách nuôi mèo và không có cách chăm phù hợp. Việc nuôi dưỡng một chú mèo con thật sự tốn nhiều thời gian và công sức của chủ nuôi hơn so với những bé mèo trưởng thành vì chúng dễ gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe khi còn nhỏ. Vì thế, nếu bạn đang có ý định nuôi mèo con thì hãy trang bị kiến thức và “vũ khí” thật tốt để có thể chăm sóc mèo con đúng cách và hiệu quả nhé!
Không gian sống lý tưởng để nuôi mèo con

Mèo con khi mới sinh ra sở hữu một cơ thể vô cùng yếu ớt và nhạy cảm, vì thế bạn cần sẵn sàng chuẩn bị cho chúng một ngôi nhà bảo đảm an toàn, ấm áp. Nếu mèo mẹ không ở bên cạnh các bé con, việc giữ ấm cho mèo con sơ sinh chính là điều quan trọng nhất khi nuôi mèo vì chúng chưa có khả năng kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với môi trường, do đó rất dễ rơi vào tình trạng hạ thấp thân nhiệt quá mức an toàn.
Vì thế, để việc nuôi mèo trở nên dễ dàng hơn hãy hỗ trợ cho chúng một không gian sống yên tĩnh, không có gió lùa. Không gian này phải mang lại sự an toàn, ấm cúng, êm ái, thật sạch sẽ và không có những tác nhân nguy hại như các loài động vật gặm nhấm,…. Nhiệt độ phòng lý tưởng nhất dành cho mèo con là ở khoảng 25 độ C. Bạn hoàn toàn có thể tự làm một chiếc giường ấm áp cho mèo cưng từ những chiếc thùng carton lót thêm nệm, chăn hoặc mua một chiếc giường mềm mại có sẵn cho mèo con. Một chiếc đèn hồng ngoại hoặc bình nước nóng bọc vải sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc sưởi ấm cho chiếc giường của mèo. Hãy kiểm tra nhiệt độ phòng thường xuyên và đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh đối với những bé mèo. Nhưng phải chắc chắn rằng bạn không để chúng tiếp xúc trực tiếp với các bé con. Nhiệt độ cơ thể an toàn của mèo nằm trong khoảng 38 – 39 độ C. Hãy tiếp tục chú ý cho mèo sưởi ấm trong quá trình nuôi mèo con tới khi chúng được 4 – 6 tuần tuổi. Bạn cũng có thể xem xét ghép cặp những chú mèo con cùng độ tuổi để chúng tự sưởi ấm lẫn nhau và tránh được tình trạng hạ thân nhiệt nhé! Môi trường sống an toàn, phù hợp chắc chắn là bước tiên phong quan trọng trong việc nuôi mèo, giúp mèo con sớm thích nghi với cuộc sống sau này.
Nếu bạn sử dụng lồng để nuôi mèo, hãy lót một chiếc khăn ở phần đáy và phủ một chiếc khăn che phía trên hoặc phía trước lồng để hạn chế gió lùa. Bạn cũng nên dùng nệm cho mèo để chúng được thoải mái nghỉ ngơi, nếu không chúng sẽ phải ngủ trên khay vệ sinh của mình đấy!
Mèo vốn tò mò và có tập tính đi dạo loanh quanh, vì thế khi nuôi mèo, bạn nên rèn luyện cho chúng thói quen sống cố định trong một không gian nhất định ngay từ khi chúng con nhỏ. Điều này sẽ tạo cho chúng tính kỷ luật, khi mèo trường thành sẽ hạn chế tình trạng đi lang thang để rồi gặp các tình huống không may xảy ra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trồng cỏ mèo trong nhà. Loại cỏ này có công dụng rất tốt cho bé cưng và hỗ trợ bạn trong việc nuôi mèo, nhất là giúp chúng khạc xương, lông khi vô tình nuốt vào bụng.
Một điều cần lưu ý là tuyệt đối không được nuôi mèo con ở ngoài trời vì những lý do sau:
- Mèo thả rong thường đánh nhau với mèo hoang
- Dễ ăn phải các vật độc hại
- Mèo lang thang bên ngoài thường bị nhiễm cả vi khuẩn và ký sinh trùng.
- Mèo nuôi ngoài trời thường không được triệt sản, làm tăng số lượng mèo hoang một cách nhanh chóng.
- Mèo lang thang gây lây lan bệnh dịch cho các con mèo khác một cách nhanh chóng.
Nguồn dinh dưỡng, thức ăn phù hợp để nuôi mèo con
Nuôi mèo con dưới 1 tháng tuổi

Thông thường, mèo con cần được nuôi dưỡng bởi sữa mẹ từ khi mới sinh đến tầm bốn tuần tuổi. Trong suốt thời gian này, mèo con của bạn không nên được cho ăn bất kỳ loại thức ăn rắn nào. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mèo mẹ mất sữa hay mèo con phải sống xa mẹ, khi đó bạn sẽ phải sử dụng phương pháp thay thế để nuôi mèo là các loại sữa công thức chuyên dụng cho mèo con. Bạn hoàn toàn có thể tìm mua những loại sữa bột chuyên dụng cho mèo cưng tại những shop phụ kiện thú cưng nhé. Những loại sữa tươi tiệt trùng cũng có thể sử dụng cho mèo nếu không mua được các loại sữa chuyên dụng. Một điểm cần lưu ý là sữa cho mèo con uống nên hơi ấm, nhiệt độ sữa phù hợp nhất là khoảng 40 độC.
Giai đoạn nuôi mèo con dưới bốn tuần tuổi, bạn sẽ cần chuẩn bị bình bú sữa thật sạch để pha sữa cho mèo uống. Trước khi pha sữa, bạn nên tráng bình với nước sôi để khử trùng bình sữa hoặc xi lanh, từ đó hạn chế tối đa tình trạng bé bị đau bụng, đi ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa chung canxi vào trong sữa vì đây là giai đoạn xương mèo còn non nớt, cần bổ sung canxi. Mỗi ngày chỉ cần ⅙ viên canxi là hợp lý nhé!
Trong quá trình cho ăn, bạn nên nhẹ nhàng bồng bé lên tay, nghiêng cơ thể bé một chút để chúng dễ dàng hút sữa hơn. Đầu tiên, hãy nhẹ nhàng bóp đầu núm của bình sữa để sữa chảy ra chầm chậm vì ban đầu mèo con không biết hút sữa, sau khi cảm nhận được vị ngọt thì chúng sẽ tự uống nữa và tạo thành thói quen. Sau đó, bạn nên quan sát khả năng dung nạp sữa của bé để điều chỉnh, cân bằng bữa ăn cho chúng nhé.
Đối với những chú mèo con mới sinh, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 6 hoặc 8 bữa một ngày, các bữa cách nhau bốn giờ một lần. Mỗi bữa ăn nên cho chúng ăn vừa phải thôi nhé, tránh tình trạng quá no khiến mèo khó tiêu. Chế độ ăn này nên duy trì trong hơn sau 2 tuần đầu tiên. Bạn sẽ biết lúc nào cần cho mèo ăn vì mỗi khi đói, mèo con thường kêu lên khá to! Một cách để kiểm soát chế độ ăn có phù hợp với mèo không là kiểm tra cân nặng của chúng, theo đuổi chế độ tăng cân đúng khoa học để mèo con phát triển một cách thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần tạo thói quen ăn uống có kế hoạch bằng cách cố định giờ ăn cho chúng.
Nuôi mèo con từ 1 – 2 tháng tuổi

Tuy việc nuôi mèo giai đoạn này đã bớt phần vất vả như trước, cơ thể chúng đã cứng cỏi hơn song chế độ ăn uống của mèo con ở giai đoạn này vẫn yêu cầu sự kỳ công và tỉ mỉ như lúc mèo mới sinh. Khi mèo con được tròn 1 tháng tuổi, bạn có thể giảm số bữa uống sữa xuống còn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu cho mèo con tập ăn dặm và làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các loại thức ăn để nuôi mèo vào giai đoạn này cực kỳ quan trọng. Cần chọn các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất và sắt để nuôi mèo con phát triển toàn diện, tối đa hệ răng, xương và cơ. Ngoài ra, bạn phải lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa cho mèo con như cháo, cơm nhão, cơm xay, thịt băm nhỏ hoặc nấu nhừ. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa và răng của mèo con 1 tháng tuổi vẫn còn chưa hoàn thiện và còn khá yếu ớt. Mèo 1 tháng tuổi tốt nhất là nên cho ăn các loại thịt động vật hoặc gia cầm như bò, gà, lợn, vịt, cừu…Cũng có thể cho mèo con ăn các loại nội tạng của động vật như tim, cật, óc, lòng, phổi, gan vì giàu chất béo và dinh dưỡng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo các loại thịt được băm nhỏ hoặc hầm thật nhừ, sau đó trộn với cơm hoặc cháo mềm rồi cho mèo con ăn. Trong cháo, bạn có thể cho thêm một chút rau xanh xay nhuyễn để hỗ trợ mèo con dễ dàng tiêu hóa, tránh táo bón.
Mèo con 1 tháng tuổi cũng giống như mèo trưởng thành, cũng cần được cung cấp đủ các loại dưỡng chất cần thiết như: chất đạm (protein), chất béo, canxi, chất xơ, vitamin và khoáng chất để phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, loại thức ăn nào phù hợp với hệ tiêu hóa và cơ địa của mèo mới là điều quan trọng.
Khẩu phần ăn của mèo giai đoạn này sẽ tăng lên một chút và giảm số lượng bữa ăn xuống còn 4-5 bữa/ngày. Đối với mèo con từ 1-2 tháng tuổi, bạn có thể dựa vào cân nặng chúng để tính toán chính xác khẩu phần ăn. Cụ thể: mỗi 1kg cân nặng của mèo tương đương với 40-50g thức ăn mà mèo cần được cung cấp. Tỉ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp là 50% là thịt động vật, 20% là cơm và 20% là rau xanh.
Khi mới 1 tháng tuổi, cơ thể của mèo con còn khá yếu, sức đề kháng kém.Khi đó, sữa của mèo mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, lành tính và giàu dinh dưỡng cho mèo con. Nếu mèo mẹ đủ sữa, tốt nhất bạn nên cho mèo con bú đến khi chúng tròn 2 tháng tuổi. Còn với những trường hợp bất khả kháng như mèo mẹ bị ốm, mất hoặc sữa mèo mẹ không đủ để nuôi con thì bạn nên tham khảo các dòng sữa chuyên dụng cho mèo uy tín để thay thế. Các loại sữa bột cho mèo con từ các các thương hiệu khá nổi tiếng như: Sữa dinh dưỡng Bio Milk, Precaten, KRM, PetLac, Royal Canin Mother & Baby Cat,… Bên cạnh đó, các loại thức ăn khô chế biến sẵn chuyên dùng cho mèo 1 tháng tuổi thường được các chủ nuôi mèo lựa chọn như: Me-O, Royal Canin, Whiskas hay Fitmin cat kitten…
Việc bổ sung thực phẩm đúng và phù hợp cho mèo con là vô cùng quan trọng. Nếu dùng thức ăn sai với nhu cầu và tình trạng cơ thể, độ tuổi của mèo sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của các bé. Đối với mèo con 1 tháng tuổi bạn tuyệt đối không được cho chúng ăn các loại đồ ăn tanh như: cá, tôm, cua và các loại thủy hải sản khác bởi vì chúng có hệ tiêu hóa còn khá yếu. Nếu ăn quá nhiều chất tanh sẽ khiến mèo con bị tiêu chảy, tiêu chảy kéo dài gây ra mất nước và nguy hiểm đến tính mạng. Thứ hai, chủ nuôi mèo không được cho các bé mèo ăn xương cho đến khi chúng được 6 tháng tuổi. Tuyệt đối không được cho mèo con ăn thịt mỡ vì thịt mỡ sẽ làm cản trở quá trình chuyển hóa thức ăn và khiến mèo con bị tiêu chảy. Cuối cùng là không sử dụng sữa bò và sữa cho người cho mèo con uống nhé bởi trong sữa bò chứa hàm lượng lactose cao, gây ảnh hưởng không tốt tới sự hoạt động của dạ dày của mèo.
Lưu ý khi cho mèo ăn
Để mèo phát triển khỏe mạnh và toàn diện về thể chất và kỹ năng, chủ nuôi mèo cần lưu ý những điều dưới đây:
- Chia nhiều bữa nhỏ (khoảng 4-5 bữa/ngày)
- Không cho mèo con ăn quá no trong một buổi vì việc ăn quá nhiều sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của chúng bị ảnh hưởng xấu.
- Cho mèo con ăn vào một giờ cố định để tạo thói quen ăn uống tốt cho mèo.
- Không cho mèo con ăn đồ ăn thừa, ôi thiu, quá hạn sử dụng.
- Vệ sinh khay đựng thức ăn sạch sẽ, bát đựng nước sau mỗi bữa ăn.
- Nếu mèo con có hiện tượng đầy hơi khó tiêu, bỏ ăn, chủ nuôi mèo cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Theo dõi khả năng và sở thích ăn uống của mèo để điều chỉnh phù hợp
- Đặc biệt lưu ý đến vấn đề sức khỏe của bé. Nếu phát hiện mèo con đi ngoài dạng lỏng, cần lập tức ngừng cho uống sữa.
Cẩm nang nuôi mèo con mới về nhà
Tiêm phòng cho mèo

Một trong những cách nuôi mèo khoa học và tiết kiệm nhất là tiêm phòng cho mèo. Trước khi đón một bé mèo về nhà, bạn cần tìm hiểu về tình hình sức khỏe của chúng, đã tiêm phòng hay chưa. Thông thường các chú mèo sẵn sàng bán đi đều đã được tiêm đầy đủ các mũi. Tuy nhiên, một số trường hợp mèo con chưa được tiêm phòng, chủ nuôi mèo cần đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y để tiêm vacxin phòng bệnh care, parvo, dại… theo chỉ định. Việc này vừa giúp chúng ngăn chặn tỷ lệ các mắc bệnh thường gặp ở mèo, vừa có sức đề kháng tốt. Lưu ý là chủ nuôi mèo nên tiến hành tiêm phòng càng sớm càng tốt. Thời gian tiêm phòng tốt nhất là khi chú mèo đã thích nghi với môi trường sống mới. Chủ nuôi mèo không nên tiêm phòng ngay khi vừa đưa mèo con về nhà vì chúng sẽ bị hoảng sợ và tránh xa bạn đấy nhé!
Giới thiệu mèo con với mọi người trong gia đình

Khi mới đưa mèo về nhà, đừng để mặc chúng bơ vơ trong một không gian quá choáng ngợp như phòng khách mà hãy dành cho chúng một không gian riêng để sinh hoạt. Trong vòng 1 tuần đầu tiên, chủ nuôi nên để mèo tự khám phá căn nhà mới. Mở các cánh cửa (nếu có thể) để mèo con tự mình đi tham quan và khám phá mọi thứ xung quanh. Bởi lẽ loài mèo vốn rất tò mò và thích du hành thám hiểm mà! Nếu trong gia đình bạn có các vật nuôi khác có tính lãnh thổ cao thì tốt nhất bạn cần chú ý cách chúng xa nhau để tránh những cuộc đối đầu căng thẳng.
Sau khi chúng đã quen dần với nhà mới, hãy cho mèo con làm quen và gần gũi với các thành viên trong gia đình và các vật nuôi khác. Hãy chú ý để không có bất cứ xung đột hay cuộc chiến nào có thể xảy ra. Nếu mèo cưng nhút nhát và cảm thấy không thoải mái thì bạn cũng đừng lo lắng và vội vàng nhé! “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, chắc chắn các bé sẽ dần dần thân thiết và gần gũi với cả gia đình thôi đó, đừng làm các bé mèo con cảm thấy hoảng sợ nhé!
Cách nuôi mèo con hiệu quả nhất để chúng gần gũi với gia đình là dành thời gian chăm sóc, chơi đùa cùng chúng. Mèo con có thể không quen với việc được vuốt ve hay bế lên tay. Vì vậy bạn hãy thật nhẹ nhàng, tạo cảm giác an toàn cho chúng để bé mèo không cảm thấy sợ hãi khi ở cùng bạn hay thành viên khác trong gia đình. Trong vài ngày đầu tiên, chúng có thể trốn đi vì sợ. Tuy nhiên đây là tâm lý điển hình của tất cả các vật nuôi khi đến một nơi sống mới. Khi đã quen với môi trường mới thì chủ nuôi mèo có thể xây dựng một chế độ chăm sóc phù hợp hay huấn luyện những bài học cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ.
Liên hệ với chủ cũ để có cách nuôi mèo con tốt nhất
Nếu chủ nuôi mèo chưa có kinh nghiệm, chưa biết cách nuôi mèo con đúng, phù hợp thì hãy liên hệ với người chủ cũ trước đó. Những người chủ cũ đều hiểu thói quen, sở thích và đặc điểm chú mèo của họ. Do đó, các kinh nghiệm họ truyền đạt lại cho bạn sẽ mang tính xác thực và ứng dụng cao hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ học được rất nhiều tips, bài học chăm sóc và cách nuôi mèo quý báu.
Bạn cũng nên xin ý kiến của bác sĩ thú y trong các trường hợp mèo con gặp vấn đề sức khoẻ. Khi nuôi mèo, việc lưu trữ liên lạc của một vài bác sĩ thú y uy tín hoặc cơ sở y tế gần nhất là cần thiết. Bạn có thể xin tư vấn về việc tiêm phòng vacxin, tẩy giun, lựa chọn thức ăn phù hợp… cho mèo cưng của bạn. Họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm dày dặn, do đó sẽ đưa ra lời khuyên đáng tin cậy cho mèo cưng của bạn.
Những đồ dùng cần chuẩn bị khi mới nuôi mèo

Cũng như các thành viên khác trong gia đình, những chú mèo con cũng cần sắm sửa và chuẩn bị rất nhiều đồ dùng. Việc trang bị các đồ dùng cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nuôi mèo. Không chỉ hỗ trợ cho không gian sống của bạn, tiết kiệm thời gian mà còn tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho mèo con nhất. Sau đây là một số đồ dùng cho mèo không thể thiếu khi nuôi mèo:
- Cát vệ sinh cho mèo: Nên sử dụng những loại cát có khả năng thấm hút nhanh, có hương thơm dịu nhẹ tự nhiên.
- Khay, nhà vệ sinh cho mèo: Nên dùng loại có nắp để tránh mùi khó chịu mỗi lần mèo đi vệ sinh.
- Bát ăn uống cho mèo: Có thể mua bát đôi để vừa đựng được nước uống, vừa đựng thức ăn. Sau mỗi bữa ăn, chủ nuôi mèo cần vệ sinh bát cho sạch sẽ và để khô ráo. Khu vực ăn uống của mèo nên cách khu vực vệ sinh ít nhất 1,5m để đảm bảo an toàn sức khoẻ.
- Trụ cào móng cho mèo hoặc nhà cây cho mèo: Hai món đồ này sẽ giúp mài giũa móng cho mèo, cho mèo được vận động và hạn chế tình trạng chúng cào cấu lung tung làm hư nội thất trong gia đình bạn.
- Thức ăn cho mèo: Bao gồm cả thức ăn hạt khô và pate.
- Lược chải lông cho mèo: Dù mèo lông ngắn hay lông dài thì cũng cần chải lông thường xuyên để tránh được việc lông vón cục gây khó chịu cho mèo.
- Sữa tắm cho mèo: Sử dụng sữa tắm chuyên dụng để mèo sạch và thơm, tránh kích ứng, gây tổn thương da, làm lông xơ rối như khi sử dụng sữa tắm của người và mang lại hiệu quả cao nhất.
Vệ sinh chỗ nuôi mèo và vệ sinh cơ thể cho mèo con

Mèo con không hề tự đi tiểu hoặc đại tiện cho đến khi được bốn tuần tuổi. Do đó, bạn cần dùng khăn ẩm hoặc khăn giấy ấm để nhẹ nhàng xoa phần đuôi của chúng sau khi chúng đi tiểu hoặc đại tiện. Để chúng sớm biết cách tự đi vệ sinh, bạn có thể bế chúng lên và cho chúng tiếp xúc với khay đựng cát vệ sinh, dùng tay nắm lấy bàn chân chúng cào cào vào khay cát trước khi chúng đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, khi nuôi mèo, việc dọn vệ sinh thường xuyên cho mèo là điều cần thiết để giữ cho ngôi nhà của bạn luôn thơm tho, đồng thời vô hiệu những loại ký sinh trùng gây tác động xấu tới sức khỏe thể chất của mèo.
Mèo thường là loài động vật hoang dã óc bản tính khá sạch sẽ. Nếu được sống cùng mẹ, mèo mẹ thường dành nhiều thời hạn để liên tục liếm mình và mèo con, tự chải chuốt và giữ cho mèo con thật sạch. Điều này rất quan trọng để giữ cho mèo con của bạn khỏe mạnh và tự do. Nếu mèo con không có mẹ ở đó, chủ nuôi mèo sẽ đảm nhận vai trò giữ vệ sinh cơ thể cho mèo con vì lúc này mèo con còn nhỏ, chưa ý thức được cách tự đi vệ sinh cũng như làm sạch cơ thể. Vì vậy, bạn đừng quên dùng khăn mềm để liên tục lau sạch chúng bằng khăn ẩm, ấm nhé!
Hãy kiểm tra mắt, lau sạch ghèn hàng ngày. Nếu có dịch chảy ra ở khoé mắt, hãy dùng một miếng bông gòn sạch, ẩm nhúng nhẹ vào nước ấm để lau sạch mắt cho chúng một cách nhẹ nhàng, Mỗi mắt sử dụng một miếng bông gòn mới. Nếu dịch vẫn chảy ra, mắt chúng bị đỏ và đau, viêm hoặc sưng, chủ nuôi mèo cần dẫn chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Hãy sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt và tra mũi cho các bé để hạn chế những căn bệnh liên quan đến mắt và viêm mũi. Đừng quên vệ sinh tay của mèo hàng tuần bằng bông tăm để triệt tiêu các loại bọ, rệp khiến chúng khó chịu nhé!
Đối với mèo, việc tắm là 1 cực hình vì chúng khá sợ nước. Tuy vậy, việc tắm là cần thiết để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và giúp mèo được thơm tho, sạch sẽ. Chỉ nên tắm cho mèo khi tiết trời ấm áp thôi nhé! Cách tắm cho mèo đúng nhất là tắm bằng nước ấm với sữa tắm chuyên dụng. Sau khi tắm, hãy lau khô cơ thể cho mèo và sấy thật khô để mèo không bị nhiễm cảm lạnh.
Hình thành thói quen và rèn luyện cho mèo con

Một trong những cách nuôi mèo con quan trọng là huấn luyện chúng biết vâng lời. Bài học đầu tiên và quan trọng nhất chính là huấn luyện cho chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ. Việc này không hề khó vì loài mèo có thói quen che giấu, vùi lấp phân của chúng. Một chiếc hộp đựng cát mèo sẽ là nơi lý tưởng để mèo đi vệ sinh. Vì thế, trước khi đón các hoàng thượng về nhà, bạn cần chuẩn bị hộp, khay đựng cát cho mèo đi vệ sinh. Nếu trong nhà nuôi nhiều mèo, bạn cần phải chuẩn bị ít nhất một chiếc khay đựng cát cho mỗi con và đặt đúng chỗ ở của chúng.
Khi mèo con được 3 – 4 tuần tuổi, chúng đã có thể biết cách tự đi vệ sinh. Bạn nên đặt một khay vệ sinh bên cạnh không gian mà mèo sinh hoạt và lót cát vệ sinh vào để tập cho chúng cách đi vệ sinh trong khay cát. Trong lúc nuôi mèo con, bạn có thể cho mèo tập ăn thức ăn khô để chúng phân biệt với cát vệ sinh và không nhai nhầm. Để dạy mèo cách đi vệ sinh đúng chỗ, hãy đặt phân của chúng vào khay cát vệ sinh để chúng ngửi thấy mùi và hiểu rằng đó là nơi mà chúng cần đi vệ sinh vào.
Chú ý rằng phải thay cát mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ và rửa khay vệ sinh thường xuyên nhằm hạn chế mùi hôi và vi khuẩn tích tụ nhé! Tốt nhất là chủ nuôi mèo nên đặt hộp đựng cát tại nơi cố định, kín đáo, ít người qua lại để các bé mèo thoải mái đi vệ sinh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cát cho mèo. Bật mí cho các bạn là mèo thường thích loại hạt nhỏ vón cục đấy nhé!
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho mèo con

Khi nuôi mèo con, bạn cần liên tục theo dõi tình trạng sức khoẻ và sự biến hóa khung hình của chúng. Tất cả các đặc điểm bên ngoài từ hình dạng, bộ lông tới sự thay đổi về cơ thể đều cần quan sát cẩn thận để đưa ra phán đoán chăm sóc phù hợp nhất. Việc kiểm tra sức khỏe thể chất thường xuyên cho mèo con giúp ngăn ngừa những loại bệnh thường gặp ở mèo như lở loét, vi sinh vật ký sinh, rụng lông, biếng ăn,… Khi có biểu lạ, chủ nuôi mèo cần liên hệ với bác sĩ thú y hoặc đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ. Một vấn đề quan trọng nữa là cần đưa bé đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để theo dõi tình trạng sức khoẻ của mèo một cách tốt nhất nhé!
Những điều cần biết khi nuôi mèo

- Có thể bạn không biết, một trong những loại thức ăn yêu thích của loài mèo là sữa bò. Tuy nhiên hệ tiêu hóa của chúng lại không thích ứng với lactose có trong món ăn ngọt này chút nào. Vì vậy, chủ nuôi mèo chỉ nên cho chúng con uống các loại sữa chuyên dụng cho mèo hoặc sữa tiệt trùng không đường nếu không muốn các bé cưng bị đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- Cho mèo phơi nắng thường xuyên, đều đặn vào buổi sáng vì ánh nắng sáng sớm có chứa vitamin và lợi ích cho sức khỏe của mèo. Tuy vậy, ánh nắng vào lúc 10-14h chiều khá gắt, nên tránh cho các bé đi ra đường vào khung giờ đó để tránh sốc nhiệt.
- Cách nuôi mèo con an toàn: Môi trường bên ngoài rất nguy hiểm với mèo con vì chúng không biết cách tự bảo vệ bản thân. Chúng rất dễ bị xe cộ đâm phải. Vì vậy hãy đóng kín cửa và hạn chế cho mèo tự do đi loanh quanh một mình. Điều này có thể khiến chú mèo của bạn cảm thấy mất tự do, khó chịu. Tuy nhiên, điều này là cần thiết, bạn có thể dẫn mèo đi đạo khi chúng lớn hơn một chút, có thể đeo vòng cổ để ra đường đi dạo.
- Mèo con thích leo trèo nên rất dễ bị ngã khi đang vờn giỡn ở ngoài ban công. Để bảo đảm an toàn, tốt nhất là bạn nên vây ban công lại bằng dây thép. Nếu mèo vô tình bị ngã từ các tầng cao xuống, dù không có chấn thương cũng cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Theo các bác sĩ thú y, có nhiều chấn thương nghiêm trọng mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì thế cần đến kiểm tra chi tiết ở bệnh viện để xác định chính xác.
- Nên cách ly mèo con với khu vực nhà bếp. Mèo con rất nghịch ngợm và có thể vô tình bị bỏng bởi bếp lò nóng hoặc nồi nước đang sôi. Vì thế khi nấu cơm, đừng cho phép mèo lại gần khu vực này. Nguyên liệu nấu ăn của con người nhiều khi khiến mèo bị khó chịu. Chẳng hạn hành tây và tỏi có ảnh hưởng xấu đối với mèo.
Những sai lầm thường mắc phải khi nuôi mèo

Nuôi mèo là một quyết định quan trọng, vì vậy bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng và tìm hiểu các điều cơ bản để nuôi mèo đúng cách và đúng khoa học trước khi đón các bé về nhà. Tuy nhiên, có một số quan điểm sai lệch mà người nuôi mèo dễ mắc phải như sau:
- Quyết định vội vàng việc nuôi mèo: Nhiều người cho rằng nuôi mèo rất dễ, chỉ cần cho chúng ăn là được, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Đây là một quan điểm sai lệch! Mèo không chỉ là thú cưng mà còn là một thành viên gắn bó thân thiết trong gia đình. Trước khi quyết định nuôi 1 chú mèo trong nhà, bạn cần suy nghĩ và cân nhắc thật cẩn thận. Ngoài việc cho các bé môi trường sống lý tưởng, đáp ứng các điều kiện cơ bản của bé, bạn cũng cần cho các bé tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy dỗ. Ngoài ra, bạn cũng cần ý thức việc nuôi mèo sẽ xảy ra các chi phí phát sinh như tiền thức ăn, quần áo, cát, tiêm phòng, tẩy giun… Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn sàng kiến thức, tâm lý và chi phí để chăm sóc các hoàng thượng thật chu đáo nhé!
- Bỏ qua cơ sở thú y: Loài mèo có hệ miễn dịch và sức đề kháng khá tốt. Hơn nữa, chúng luôn biết cách tự chăm sóc vệ sinh và ngoại hình cho bản thân, cũng như nhanh chóng hồi phục sức khoẻ khi bị bệnh nhẹ. Vì thế nhiều người cho rằng không cần quan tâm đến việc thăm khám cho mèo. Tuyệt đối không được chủ quan và không cho bé khám tại định kỳ cơ sở y tế vì loài mèo có một số căn bệnh rất dễ mắc phải. Cần thăm khám thường xuyên để phát hiện ra bệnh kịp thời, có hướng giải quyết phòng trường hợp mèo mắc bệnh. Ngoài ra, mèo cần được tiêm phòng và tẩy giun định kỳ.
- Không triệt sản cho mèo: Nhiều người chắc hẳn thắc mắc rằng tại sao đây lại là một trong những sai lầm cần chú ý. Tuy nhiên, thực tế rằng trong giai đoạn động dục, mèo đực thường đi vệ sinh bậy quanh nhà hay gây chiến với những con mèo khác. Còn những cô mèo cái thường kêu inh ỏi suốt đêm để gọi bạn tình. Điều này gây ra không ít sự khó chịu và phiền phức cho chủ nuôi mèo. Ngoài ra, tỉ lệ mèo hoang ngày càng tăng do chúng bỏ trốn để đi theo “tiếng gọi tình yêu”! Các bé cưng của bạn có thể bỏ trốn để đi theo một kẻ khác! Hơn nữa, điều gì sẽ xảy ra nếu mèo mang thai ngoài ý muốn? Liệu bạn có thể chăm sóc thêm một đàn mèo con khác? Việc chăm sóc mèo con tốn cực kỳ nhiều thời gian và công sức, vì vậy nếu bạn đã chuẩn bị sẵn tinh thần thép thì có thể không triệt sản cho mèo.
- Lựa chọn thức ăn rẻ, tiết kiệm: Mèo thuộc nhóm động vật ăn thịt, cần được cung cấp lượng protein phong phú để bổ sung năng lượng cơ thể và phát triển khỏe mạnh. Vì thế, đừng mãi cho mèo cưng ăn các loại thức ăn rẻ, ngũ cốc, kém chất lượng nhé! Chính vì thế, các chủ nuôi mèo hãy tìm hiểu sở thích cũng như chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với cơ địa của mèo con để bé yêu được phát triển toàn diện.
- Cho mèo đi lang thang thoải mái: Nhiều chủ nuôi mèo đã cho phép mèo con được tự do ra ngoài chơi đùa và hít thở không khí trong lành khi nhìn thấy chú mèo cưng buồn bã trong nhà. Điều này cần thiết cho quá trình trao đổi chất và vận động của mèo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho chú mèo của mình ra ngoài chơi khi cơ thể chúng cứng cáp và đã dần quen với thế giới bên ngoài. Đặc biệt là có sự giám sát của chủ nuôi, nếu không chúng sẽ tự ý đi thang thang, ăn phải những thứ độc hại ngoài đường, thậm chí là không trở về nhà nữa đấy.
- Không làm sạch thùng vệ sinh: Hãy đảm bảo khay cát vệ sinh của mèo luôn sạch sẽ và không bốc mùi hôi vì đây là nơi mà mèo sử dụng thường xuyên. Nếu thùng cát không sạch, mèo sẽ ghét bỏ và không đi vệ sinh vào khay cát nữa vì có cảm giác khó chịu khi giẫm lên. Không những vậy, khi mèo chạy nhảy và đi lại trong nhà, những chất bẩn bám ở chân mèo cũng vô tình bị bôi bẩn khắp ngôi nhà của bạn.
Trên đây là những thông tin khái quát về cách nuôi mèo mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình chăm sóc các “hoàng thượng” nhé!