Mèo bị nấm: triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

0 99.690

Mèo bị nấm là căn bệnh thường thấy ở loài mèo. Ngày nay, việc nuôi thú cưng trở thành một xu thế phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết. Đó có thể là chó, mèo, chim, rắn,… Theo kết quả điều tra thực tế của Hiệp hội Bảo vệ động vật Thế giới, bên cạnh loài chó, những chú mèo chính là một loài vật nuôi trong nhà cực kỳ lý tưởng dành cho các “sen” yêu động vật. Tuy nhiên việc chăm sóc một thú cưng cũng giống như chăm sóc những đứa trẻ vậy, vô cùng khó khăn và đòi hỏi chủ nhân phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Để những bé mèo luôn khỏe mạnh và vui vẻ, các chủ nhân cần có phương pháp chăm sóc và tạo môi trường sống phù hợp cho mèo, tránh cho mèo không mắc phải các bệnh như bệnh nấm trên da. Đây là loại bệnh chủ yếu do các loài ký sinh trùng gây ra và tạo nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mèo. Nếu như không được chăm sóc kỹ càng, những chú mèo rất dễ mắc phải bệnh nấm trên da. 

Bệnh nấm da ở mèo là gì?

Bệnh nấm da ở mèo là một căn bệnh không còn xa lạ đối với nhiều “sen”. Bệnh nấm này còn có tên gọi khác là Dermatophytosis. Dermatophytosis là một thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng các ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể mèo và gây ra các vùng da bị nấm. Các nhà khoa học đã khám phá ra loại ký sinh trùng phổ biến nhất được biết đến là Microsporum Canis Trichophyton Mentagrophytes và Microsporum Gypseum ( được biết đến là Nấm Da). Một số bộ phận khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi nhiễm nấm như lông hoặc móng (vuốt) của mèo. Những ký sinh trùng này có khả năng sinh sôi và phát triển rất nhanh. Vì vậy, ngay khi bé mèo nhà bạn có những dấu hiệu bệnh lý đầu tiên, hãy đưa bé đến cơ sở y tế thú y gần nhất để thăm khám và lựa chọn phương án chữa trị phù hợp nhất cho bé nhé!

Mèo bị nấm da không quá xa lạ với các “sen” nuôi mèo
Mèo bị nấm da không quá xa lạ với các “sen” nuôi mèo

Đây là một căn bệnh phổ biến ở cả loài chó, mèo và các loài động vật có vú khác. Ở mọi lứa tuổi, mèo đều có nguy cơ mắc bệnh nấm trên da. Ở loài mèo, những chú mèo lông dài dễ bị nấm hơn vì việc chăm sóc lông da cho chúng cần nhiều công sức và gặp nhiều khó khăn hơn. Những chú mèo con cũng có nguy cơ mắc bệnh nấm hơn là những chú mèo trưởng thành bởi mèo trưởng thành có sức đề kháng cao hơn và hệ miễn dịch tốt hơn mèo con. Bên cạnh đó, những chú mèo có bệnh lý nền cũng dễ bị bệnh nấm hơn.

Nhiều loài nấm trên da mèo có thể lây sang con người. Vì vậy, trong quá trình điều trị, chủ nuôi không nên tiếp xúc trực tiếp cùng da bị nhiễm nấm. Bạn có thể đeo găng tay khi bôi thuốc và chăm sóc cho mèo bị nấm. 

Nguyên nhân khiến mèo bị nấm?

Nấm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nấm trên da ở mèo. Nấm được tìm thấy ở trong đất và phân của loài vật bị nhiễm bệnh. Một số loại nấm mà mèo dễ bị nhiễm phải như  Malassezia pachydermatis, Rhinosporidiosis,  Cutaneous sporotrichosis, Disseminated sporotrichosis, Coccidioidomycosis, Candidiasis, Phaeohyphomycosis, Mycetoma, Cryptococcosis. Những loại ký sinh trùng này sau khi bám trên da sẽ thông qua những kẽ hở trên da để xâm nhập vào cơ thể, gây ra những mảng da bị lở loét và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo cưng. 

Nguy cơ mèo bị nhiễm bệnh nấm trên da phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống của chúng có được đảm bảo đạt tiêu chuẩn hay không? 

  • Tiêu chuẩn vệ sinh: Những môi trường sống không được lau chùi, dọn dẹp hay sát khuẩn thường xuyên sẽ là điều kiện lý tưởng nhất cho các loại nấm phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là ở những vùng miền có khí hậu ôn đới, thời tiết nóng và ẩm sẽ khiến số lượng nấm phát triển nhanh hơn, những chú mèo có nguy cơ nhiễm bệnh nấm trên da cao hơn.
  • Tuy nhiên, việc tắm quá nhiều cho mèo cũng là một trong những nguyên nhiên khiến mèo bị nấm. Nhiều chủ nhân vì muốn mèo cưng luôn sạch sẽ, thơm tho nên thường xuyên tắm cho mèo (vượt quá mức khuyến khích của bác sĩ thú y). Việc tắm và chải lông sẽ làm giảm mất chất bã nhờn trên da. Lớp bã nhờn bám trên da này có chức năng như một tấm khiên phòng ngự ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và nấm. Đồng thời, tắm nhiều cũng làm mất đi một lượng lớn các tế bào biểu bì, tăng độ ẩm trên da và gây ra tình trạng mèo bị nấm. Đây là một trong những thành tố phòng bệnh tự nhiên quan trọng của loài mèo. Việc để da mèo trong tình trạng ẩm ướt nhiều ngày cũng khiến cơ thể chúng toả ra mùi hôi.
Tắm quá nhiều lần sẽ khiến da mèo mất đi lớp bã nhờn tự nhiên
Tắm quá nhiều lần sẽ khiến da mèo mất đi lớp bã nhờn tự nhiên
  • Những loài ký sinh trùng như ve, rận, cái ghẻ lâu ngày hút máu khiến mèo bị thiếu máu. Ngoài ra, bọ chét cắn đốt gây ra những vết thương trên da cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Không được chăm sóc kỹ càng: Việc không tắm rửa thường xuyên và vệ sinh nơi ở cho mèo thường xuyên, đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến mèo bị nấm. Đặc biệt đối với những giống mèo lông dài như mèo Anh lông dài, mèo Ba Tư,… việc tắm rửa và chải lông thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn cho chúng càng cần được chú ý hơn nữa.
  • Chăm sóc không đúng cách: Không chỉ chăm sóc đầy đủ mà còn cần chăm sóc “đúng” nữa. Vì vậy các “con sen” còn cần trang bị những kiến thức cần thiết để chăm sóc da lông cho bé cưng nhà mình nhé! Ví dụ việc tắm cho mèo. Sau khi tắm xong, những chú mèo không được sấy khô hoàn toàn, đặc biệt là khu vực bàn chân sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bên cạnh đó, việc dùng sữa tắm chuyên dụng cho mèo có độ pH cao cũng là nguyên nhân khiến lớp chất nhờn tự nhiên trên da mèo bị mất đi, làm tăng nguy cơ mèo bị nấm.
  • Mèo bị lây bệnh từ chú mèo bị nhiễm nấm trước đó: Những môi trường có nhiều vật nuôi sinh sống (đặc biệt là trại mèo, trại thú cưng) sẽ khiến nguy cơ lây lan bệnh giữa các cá thể mèo tăng cao. Việc lây chéo bệnh trong những vật nuôi là tất yếu và thậm chí có thể lây nấm sang cả người.
Lây chéo bệnh giữa những chú mèo bị nấm
Lây chéo bệnh giữa những chú mèo bị nấm
  • Những nơi ở có hoạt động kiểm soát tình trạng vệ sinh kém, thời gian kiểm dịch không đầy đủ cũng góp phần nguyễn nguy cơ nhiễm bệnh nấm da ở mèo gia tăng. 
  • Một cơ thể với sức đề kháng kém, hệ miễn dịch bị suy giảm cũng khiến tăng nguy cơ nhiễm nấm da ở mèo, thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, ví dụ nhiễm trùng nặng hơn. Các loại thuốc ức chế miễn dịch cũng là thành tố làm giảm khả năng phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
  • Những chú mèo bị bệnh ung thư tuyến tụy hoặc gân có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. 

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản khiến mèo bị nấm. Có thể thấy, nguy cơ mèo bị nấm là rất cao nếu như môi trường sống của chúng không được đảm bảo vệ sinh và chăm sóc đầy đủ, đúng cách. Vậy, căn bệnh này có những triệu chứng gì? Cách nhận biết mèo bị nấm? Hãy cùng tìm hiểu qua phần dưới đây nhé!

Mèo bị nấm có triệu chứng bệnh gì?

Cũng giống như nhiều bệnh ngoài da khác, những chú mèo bị nấm có những triệu chứng điển hình khá dễ nhận biết. Đầu tiên, phần da bị dày lên và tăng sắc tố da ở các vùng da bị nhiễm nấm. Trên da chúng sẽ xuất hiện những vùng da bị đỏ, vảy gàu trắng. Lông mèo bị gãy và rụng dần thành những đốm tròn, hoặc hình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng bao xung quanh ở trên da. Nếu để tình trạng này lâu ngày mà không đem mèo đến thăm khám chữa trị, những vùng da bị rụng lông này sẽ có thể xuất hiện mủ và bị lở loét. Bên cạnh đó, những vùng da này khi tiết ra dịch nhờn sẽ có mùi hôi khó chịu. Hạch bạch huyết của mèo cũng bị sưng lên. 

Những triệu chứng cho thấy mèo bị nấm
Những triệu chứng cho thấy mèo bị nấm

Mặc dù đây là những dấu hiệu dễ nhận biết ở những chú mèo bị nấm, tuy nhiên đây là những triệu chứng khi bệnh trở nặng hơn. Vì vậy, chủ nhân cần quan tâm và chăm sóc mèo cưng của mình nhiều hơn để có thể nhận ra những thay đổi bất thường của mèo. Đây cũng là một vấn đề khó đối với những người chủ bận rộn và không có thời gian chăm sóc cho mèo. 

Những biểu hiện bệnh ban đầu của mèo rất khó nhận biết, đòi hỏi sự quan sát kỹ lưỡng và chi tiết. Đó là khi mèo ngứa ngáy và gãi nhiều hơn, lông rụng thưa dần thành từng đốm tròn. Trên da của chúng bắt đầu xuất hiện những chấm đỏ nhỏ li ti. Theo thời gian, vi khuẩn nấm phát triển nhanh chóng, sinh sôi và tăng dần kích thước. Khi cơ thể mèo bị nhiễm vi khuẩn nấm, hàng triệu bào tử vi mô được tạo ra xung quanh sợi lông dẫn tới nhiễm trùng. Những chấm đỏ li ti giờ sưng đỏ và lan rộng sang những khu vực khác, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới cơ thể và sức khỏe của mèo cưng.Lông mèo bị rụng từng mảng lớn, da dày tăng sinh, viêm da, lâu ngày có thể gây ra nhiễm trùng máu và tử vong ở mèo.

Những triệu chứng cho thấy mèo bị nấm
Những triệu chứng cho thấy mèo bị nấm

Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa, độ tuổi và giống mèo mà tình trạng nấm ở mỗi loài mèo sẽ khác nhau. Có một số loại nấm chỉ tấn công mèo bị bệnh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch. Có những loại nấm không gây ra hậu quả nghiêm trọng và có thể chữa trị bằng thuốc. Nhiều con chỉ bị tổn thương ít nhưng cũng có nhiều bé mèo bị ảnh hưởng cực kỳ nặng nề do bệnh nấm.

Mèo bị nấm chữa trị như thế nào cho đúng?

Những chú mèo có dấu hiệu ngứa ngáy, rụng lông theo mảng với vùng da bị rụng lông có màu đỏ hoặc sậm màu là triệu chứng cho bệnh nấm da ở mèo. Bệnh này có thể lan ra toàn thân với tốc độ nhanh chóng và lây sang các con vật khác trong nhà. Nếu không chữa trị kịp thời,, mèo có thể bị nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện mèo bị nấm, bạn nên chữa trị ngay lập tức cho mèo cưng, tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn và khó điều trị hơn. Đầu tiên, bạn nên biết bệnh nấm trên da ở mèo là một bệnh không hề khó chữa trị. Điều quan trọng trong quá trình chữa trị bệnh này là sự kiên trì. Trong quá trình điều trị, bạn chỉ cần ghi nhớ 2 nguyên tắc chính. Đó là không để mèo liếm vết thương và sử dụng thuốc bôi hợp lý. 

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ và y học thú y, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều phương pháp chữa trị tình trạng mèo bị nấm.Bạn có thể áp dụng những gợi ý sau đây nhé!

Cạo lông cho mèo bị nấm

Nên cạo những vùng lông bị nhiễm nấm để dễ dàng điều trị hơn
Nên cạo những vùng lông bị nhiễm nấm để dễ dàng điều trị hơn

Một bộ lông dài và dày chính là điều kiện sống lý tưởng của các loại vi khuẩn và nấm. Đặc biệt là sau khi tắm xong, bộ lông mèo ẩm ướt sẽ kích thích chúng sinh sôi và phát triển nhanh chóng. 

Vì vậy, bạn nên đưa bé đi đến các phòng khám thú y hoặc spa thú cưng để cạo lông cho bé nhằm hạn chế tình trạng lây lan nấm ra khắp cơ thể nhé! Ngoài ra việc cạo lông cho mèo còn giúp cho việc bôi thuốc lên da mèo dễ dàng hơn và dễ kiểm soát tình hình bệnh, giúp quá trình chữa trị thuận lợi hơn rất nhiều. 

Vệ sinh sạch sẽ khu vực da mèo bị nấm

Vùng da mèo bị nấm là vùng da bị tổn thương do các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, việc giữ gìn sạch sẽ vùng da bị nhiễm nấm là cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị cho mèo bị nấm. Bạn có thể dùng khăn bông mềm và nước ấm để lau rửa cơ thể cho mèo cưng, đặc biệt là các vùng da bị nấm, những vùng khó vệ sinh như kẽ chân, móng. Sau khi tắm rửa, bạn đừng quên lau khô cơ thể cho mèo nhé!

Nhớ lau khô cơ thể mèo sau khi tắm
Nhớ lau khô cơ thể mèo sau khi tắm

Ngoài ra, nhiều “sen” chia sẻ việc tắm nước lá chè xanh 1 – 2 lần/ tuần cho mèo cũng sẽ giúp làm sạch vết thương kỹ và sâu hơn.

Sử dụng vòng chống liếm 

Sử dụng vòng chống liếm để hạn chế tình trạng lây lan nấm trên da mèo
Sử dụng vòng chống liếm để hạn chế tình trạng lây lan nấm trên da mèo

Vì sao nên sử dụng vòng chống liếm?

Thông thường, mèo rất hay liếm vết thương của chúng. Việc này tương tự như cách bạn xoa đầu mình sau khi bị ngã vậy. Khi có sự chà xát lên các dây thần kinh trên da, cảm giác đau đớn trên vết thương sẽ được giảm bớt đi phần nào. Nhiều người cho rằng việc mèo liếm vết thương hở là tốt. Không thể phủ nhận điều này đối với những chú mèo hoang, vì bận rộn kiếm ăn và tìm nơi ở nên chúng không có quá nhiều thời gian để liếm hay chạm vào vết thương của mình. Đồng thời, việc liếm vết thương là cách làm sạch bề mặt bị tổn thương tốt nhất vì chúng không có ai chăm sóc. Tuy nhiên, những chú mèo nuôi trong nhà thì ngược lại. Chúng sẽ dành nhiều thời gian để liếm vết thương của mình. Hành động đó sẽ làm vùng da bị tổn thương thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm phát triển và vùng da mèo bị nấm sẽ lan rộng hơn. Quá trình điều trị vì vậy cũng phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bạn nên có các biện pháp ngăn không cho mèo cưng liếm vết thương của mình là cần thiết. Một chiếc vòng chống liếm đeo đầu là một trong những sản phẩm được các bác sĩ thú y khuyên dùng đấy!

Làm quen vòng chống liếm cho mèo

Đây là cách quen thuộc và truyền thống để bảo vệ vết thương cho mèo cưng. Tuy nhiên, vật dụng này có thể khiến mèo cưng bị sợ hãi. Đặc biệt đối với những chú mèo lần đầu tiên sử dụng. Phản ứng tự nhiên của loài mèo là cào cắn chiếc vòng này và làm mọi cách để thoát khỏi nó. Chúng có thể va chạm lung tung trong nhà gây đổ vỡ đồ đạc. Thậm chí chúng có thể phản kháng và gây ra vết thương cho chủ nhân khi cố gắng giúp chúng đeo vòng cổ. Vì vậy, bạn nên làm quen dần dần loại vòng cổ chống liếm này cho boss nhà mình. 

Làm quen vòng chống liếm cho mèo
Làm quen vòng chống liếm cho mèo

Đầu tiên, việc chọn loại vòng cổ chống liếm khá quan trọng trong việc mèo cưng có chấp nhận đeo vòng cổ ấy hay không. Bạn nên chọn loại vòng cổ có chất liệu chắc chắn và có khuy cài để điều chỉnh kích cỡ. Một chiếc vòng cổ có độ dài vừa đủ, phù hợp với kích thước cơ thể của mèo là điều cần thiết để chúng thấy dễ chịu kể cả khi di chuyển. Cạnh ngoài cùng của vòng cổ sẽ ở ngang vị trí mũi của mèo là kích thước hợp lý nhất. Bạn cũng có thể quay ngược vòng cổ khi muốn che phủ vết thương trên cơ thể chúng. 

Bạn có thể mua vòng cổ chống liếm ở các cửa hàng thú cưng hoặc bạn có thể tham khảo những địa chỉ sau đây nhé!

Thứ hai, bạn có thể làm quen việc đeo vòng cổ cho những chú mèo bằng cách bôi một ít thức ăn mà chúng yêu thích nên mặt trong của vòng cổ. Việc này sẽ khiến chúng mất cảnh giác và nếu lặp lại nhiều lần, chúng sẽ nhận ra chiếc vòng cổ này không hề nguy hiểm. Khi đeo vòng cổ cho mèo, bạn cũng nên thực hiện các thao tác một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể nhẹ nhàng cài vòng cổ cho mèo cưng khi chúng đang mải mê liếm thức ăn nhé! Chú ý làm từ từ để tránh mèo bị giật mình và cảnh giác. 

Sử dụng thuốc bôi da điều trị mèo bị nấm

Bạn nên đến phòng khám để được tư vấn loại thuốc điều trị nấm phù hợp nhất
Bạn nên đến phòng khám để được tư vấn loại thuốc điều trị nấm phù hợp nhất

Ngay khi mèo có những triệu chứng của bệnh nấm, bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận được tư vấn của bác sĩ về cách điều trị. Tuỳ vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ đưa ra lộ trình điều trị khác nhau và những sản phẩm chữa trị hợp lý nhất. 

Mèo bị nấm có thể được điều trị bằng bằng các loại thuốc trị nấm chuyên dụng cho mèo như Nizoral, Kentax, Ketoconazol, Fungikur, Biopirox, mỡ kẽm oxyd. Nếu bạn sử dụng thuốc Nizoral điều trị cho mèo bị nấm, bạn nên lưu ý điểm sau. Sau khi bôi thuốc lên vùng da bị nấm vài hôm, khu vực da đó sẽ bị tróc da lên một cách kinh khủng. Đây không phải là dấu hiệu dị ứng đâu nhé! Việc tróc da là một giai đoạn của quá trình điều trị đấy. Nếu bạn kiên trì bôi thuốc đúng liều và đều đặn, các boss sẽ hoàn toàn khỏe mạnh sau 1 – 2 tháng. Trước khi bôi thuốc, vùng da bị nấm phải được cạo sạch lông. Sau đó, bạn nên dùng tăm bông hoặc bông có tẩm cồn sát trùng Povidine để làm sạch bề mặt da bị nhiễm nấm rồi mới bôi các loại thuốc đặc trị lên. Bạn có thể bôi vào vùng da mèo bị nấm 1 – 2 lần/ ngày. Bệnh nấm cần điều trị trong thời gian dài. Thậm chí, một số bé mèo bị bệnh nấm da là do di truyền, máu không tốt nên dễ tái phát bệnh. Vì vậy, chủ nhân cần phải kiên trì và bôi thuốc đều đặn thì mèo cưng mới lành bệnh được.

Sử dụng sữa tắm đặc trị cho mèo bị nấm

Có rất nhiều cách để điều trị cho mèo bị nấm trong đó, sử dụng sữa tắm trị nấm da là một phương pháp quen thuộc, được nhiều “sen” sử dụng vì vừa đảm bảo an toàn vừa hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo một vài sản phẩm sữa tắm chuyên dụng dành cho mèo bị nấm sau đây nhé!

Sữa tắm trị nấm da ở mèo Davis Miconazole

Sữa tắm trị nấm da cho mèo Davis Miconazole
Sữa tắm trị nấm da cho mèo Davis Miconazole

Đây là dòng sữa tắm trị nấm cho mèo cực kỳ uy tín được sản xuất tại Mỹ và nhập khẩu về Việt Nam. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh nấm da của mèo hiệu quả, đặc trị nấm ringworm,viêm tuyến nhờn, viêm da tiết bã và nhiễm trùng bề mặt gia. Ngoài ra, dòng sữa tắm này còn giúp giảm ngứa và giảm đau cho mèo. Đặc biệt, nguyên liệu của sản phẩm đều là các thành phần dịu nhẹ, không sử dụng chất tạo hương hay thuốc nhuộm nên các bạn có thể yên tâm về độ an toàn với làn da và sức khỏe cho các boss. Với mùi hương dịu nhẹ và tự nhiên, sữa tắm trị nấm da Davis Miconazole có khả năng khử mùi hôi tới 10 ngày, toạ cảm giác thư giãn và sảng khoái sau khi tắm và làm hài lòng các “hoàng thượng” khó tính. Tuy vậy, giá thành của dòng sữa tắm đặc trị nấm da này khá cao: 370.000 VNĐ/ chai 355ml. Tuy nhiên, với những công dụng tuyệt vời như vậy, sữa tắm Davis Miconazole vẫn được nhiều người lựa chọn và tin dùng. 

Sữa tắm trị nấm da ở mèo Bio Derma

Sữa tắm trị nấm da cho mèo Bio Derma
Sữa tắm trị nấm da cho mèo Bio Derma

Đây là dòng sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, được phân phối rộng rãi khắp cả nước và được nhiều người tin dùng. Với thành phần chính là Ketoconazole và Amitraz, đa cố các thành phần trong sữa tắm trị nấm cho mèo Bio Derma đều lành tnhs và không gây kích ứng da mèo. Bạn không phải lo lắng nếu hoàng thượng bị dị ứng với thành phần của sữa tắm nhé! Bên cạnh chức năng điều trị bệnh nấm da ở mèo, sản phẩm này còn giúp tái tạo tế bào da, chữa lành các vùng da bị tổn thương do bệnh viêm da gây ra và cung cấp độ ẩm cho da. Sữa tắm còn có mùi hương thanh mát và lưu giữ lâu trên cơ thể giúp boss nhà bạn sẽ luôn thơm tho. Đây là dòng sữa tắm trị nấm cho mèo với giá thành bình dân: 81.000 VNĐ/ chai 200ml. Sở dĩ giá thành của sữa tắm Bio Derma rẻ hơn so với các dòng sản phẩm khác là vì chúng được sản xuất ngay tại Việt Nam, không tốn chi phí nhập khẩu cao. Vì vậy, dòng sữa tắm này khá được các “sen” ưa chuộng và phổ biến rộng rãi. 

Chăm sóc mèo bị nấm

Chăm sóc cho mèo bị nấm cần sự kiên trì
Chăm sóc cho mèo bị nấm cần sự kiên trì

Quá trình điều trị và thời gian phục hồi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mèo bị nấm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau khi thăm khám ở bác sĩ thú y, bạn có thể đem mèo về nhà để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời bạn nên đưa bé đi khám hàng tuần để kiểm soát tình hình bệnh. 

Nếu tình hình bệnh quá nghiêm trọng và mèo cưng phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các u nang, ổ apxe, quá trình phục hồi của nó sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc vết mổ, cách bôi thuốc và vệ sinh cho mèo. Sau 7 – 10 ngày, mèo mới được tháo chỉ khâu. 

Trong thời gian chăm sóc mèo bị nấm, bạn cũng nên chú ý đến thực đơn và chế độ dinh dưỡng của chúng. bạn nên kiêng cho chúng ăn các loại thực phẩm như cá, thịt gà, trứng, mực… và thức ăn hạt có chứa thành phần là thịt gà vì thịt gà sẽ khiến mèo bị ngứa. Đa số mèo bị nấm là do sức đề kháng kém và hệ miễn dịch bị suy giảm. Vì vậy, bạn nên cho mèo ăn các loại thực phẩm cung cấp vitamin để tăng sức đề kháng cho mèo. 

Cách phòng bệnh nấm cho mèo

Đảm bảo điều kiện sống cho mèo

Việc chăm sóc một chú mèo cũng giống như chăm sóc một đứa trẻ vậy. Một khi nhận nuôi thú cưng, có nghĩa bạn sẽ có trách nhiệm chăm sóc chúng, đảm bảo điều kiện sống cơ bản cho chúng. 

Bạn cần cung cấp cho chúng đầy đủ các vật dụng cần thiết như khay thức ăn, khay đi vệ sinh và cát vệ sinh. Đây đều là những dụng cụ nhanh bị bẩn. Vì vậy, bạn cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ dụng cụ vệ sinh cho mèo. Thức ăn để lâu ngày hay khay chứa cát vệ sinh không được thay mới thường xuyên là những nơi dễ nảy sinh nhiều vi khuẩn, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển, bám vào da và gây hại cho sức khỏe của mèo. Vì vậy, sau mỗi bữa ăn, bạn nên rửa sạch khay thức ăn và để ráo nước, đồng thời thay cát mới cho mèo 2 – 3 lần/ tuần. Việc giặt sạch gối ngủ cho mèo cũng nên diễn ra thường xuyên. Bạn cũng nên chú ý vệ sinh và khử trùng đồ chơi, và lồng nuôi mèo thường xuyên. Việc dọn dẹp vệ sinh nơi ở cho mèo là vô cùng cần thiết để chú mèo của bạn tránh xa các loại vi khuẩn và luôn thơm tho, không toả ra mùi hương khó chịu. Những chú mèo cực kỳ thích sự sạch sẽ nên chắc chắn việc dọn dẹp sạch sẽ nơi ở sẽ khiến chúng vô cùng hài lòng đấy!

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chăm sóc mèo
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chăm sóc mèo

Môi trường sống lý tưởng nhất cho những chú mèo là nơi khô ráo và thoáng mát. Không nên để đệm nằm của chúng ở những nơi ẩm thấp. 

Vệ sinh cơ thể thường xuyên

Mặc dù mèo có thể tự làm sạch cơ thể, tuy nhiên, các “sen” vẫn nên duy trì lịch tắm rửa thường xuyên cho mèo cưng, đặc biệt là khi chúng vừa mới chơi đùa ngoài đất. Bởi vì trong đất tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn và nấm, chúng có thể bám trên lông và da mèo trong quá trình mèo chơi đùa, lăn lóc. Khi cơ thể mèo có mùi hôi, bạn cũng nên tắm cho bé cưng nhé!

Bạn có thể ghé các cửa hàng thú cưng để được tư vấn loại sữa tắm chuyên dụng cho mèo phù hợp nhất cho bé cưng của mình. Cần lưu ý là không nên cho mèo tắm chung loại sữa tắm dành cho con người nhé! Sau khi tắm xong, bạn cần phải lau khô người ngay lập tức cho mèo và sấy khô lông cho chúng. Bạn nên để máy sấy ở chế độ thấp và sấy đều tay để bé không bị bỏng nhé! 

Sữa tắm trị nấm da cho mèo Davis Miconazole
Sữa tắm trị nấm da cho mèo Davis Miconazole

Không cho mèo tiếp xúc với những con mèo bị nấm khác

Bệnh nấm lây lan rất nhanh thông qua tiếp xúc qua da. Nếu mèo của bạn chơi đùa hoặc tiếp xúc với một chú mèo bị nấm, bé cưng có thể bị nhiễm vi khuẩn nấm ngay lập tức. Bệnh nấm trên da đặc biệt lây lan nhanh giữa các loài động vật. Vì vậy, bạn không nên cho mèo cưng của mình tiếp xúc với các chú mèo có bệnh nấm trên da để giảm nguy cơ mắc bệnh nhé!

Đối với những gia đình nuôi nhiều thú cưng, khi có một bé mèo bị nấm, bạn nên cách ly nó với những loài thú cưng khác để tránh lây lan bệnh. Tương tự với các trang trại thú cưng. 

Cho mèo tắm nắng thường xuyên

Sữa tắm trị nấm da cho mèo Davis Miconazole
Sữa tắm trị nấm da cho mèo Davis Miconazole

Việc cho mèo vận động cơ thể là một trong những phương pháp quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho mèo. Một chú mèo được vận động thường xuyên, cơ thể sẽ cứng cáp và khỏe mạnh hơn những chú mèo chỉ nằm lười trong nhà. Bạn có thể dắt mèo đi dạo hoặc cho chúng chơi đồ chơi. 

Bên cạnh đó, việc tắm nắng thường xuyên sẽ giúp bộ lông mèo luôn khô ráo. Ngoài ra, tắm nắng còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn bám trên da mèo, hạn chế nguy cơ mèo bị nấm.

Trên đây là những thông tin về bệnh nấm trên da ở mèo, cách chăm sóc và điều trị hiệu quả cho mèo bị nấm. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc các “hoàng thượng” một cách tốt nhất.

Leave A Reply

Your email address will not be published.